Thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư dự án Vành đai 4 – vùng Thủ đô như thế nào?

Cập nhật: 15:07 | 04/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô sẽ được đầu tư theo hình thức đầu tư công kết hợp với PPP. Vì vậy, giải pháp nào để thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư vào dự án này đặc biệt được quan tâm.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức Tọa đàm "Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá" với sự tham dự của các bộ ngành liên quan.

Liên quan đến vốn xây dựng dự án Vành đai 4 – vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự án này sẽ được đầu tư kết hợp đầu tư công và đầu tư đối tác công tư PPP. Đây là mô hình linh hoạt, có khả năng tương hỗ giữa ngân sách Trung ương và xã hội hoá.

4600-vanh-dai-4-vung-thu-do
Một số thông số chính của tuyến đường Vành đai 4. Đồ hoạ: Tiến Thành

Theo chủ trương của Đảng, các cơ chế chính sách của Chính phủ, TP Hà Nội xác định lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, với 3 nhóm dự án thành phần độc lập tương hỗ là quan trọng.

Theo đó, nhóm dự án thành phần 1, công tác giải phóng mặt bằng cho các địa phương là then chốt quyết định. Trên cơ sở đó, nhóm dự án thành phần 3 theo phương án PPP, BOT được Nhà nước, Trung ương, địa phương xử lý trước một bước thuộc trách nhiệm ngân sách giải phóng mặt bằng.

Còn nhà đầu tư cơ bản tập trung đầu tư xây dựng và khai thác vận hành theo quy trình, quy định. Đây là động lực thúc đẩy BOT, PPP. Dự án thành phần 3 đặt trong dự án tổng thể chứ không độc lập tuyệt đối, được sự hỗ trợ từ các dự án nhóm 1, 2. Đây chính là mô hình công dẫn dắt tư, tạo động lực thúc đẩy PPP. Với tổng vốn đầu tư lớn như vậy, khả năng tương hỗ là quan trọng.

Thực hiện linh hoạt ngân sách Trung ương và địa phương, thậm chí linh hoạt các địa phương, trong đó Hà Nội là hạt nhân, nhận trách nhiệm giải phóng mặt bằng trên địa bàn mình, thậm chí ưu tiên ngân sách Trung ương giải phóng mặt bằng cho các tỉnh khác như Hưng Yên.

Bên cạnh đó, Hà Nội là cơ quan thẩm quyết dự án BOT, PPP; dự án đường cao tốc trung tâm 65% trên cao, 35% dưới thấp gần như Hà Nội quán xuyến, xác định trên 20.000 tỷ đồng trong tổng số 28.000 tỷ đồng.

Ông Dương Đức Tuấn cho rằng ở đây cần linh hoạt cả Trung ương và địa phương. Đây là động lực giúp dự án BOT, PPP hình thành.

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) có điều khoản chia sẻ rủi ro tăng giảm doanh thu theo luật này. Trên cơ sở đó, Nhà nước đồng hành cùng nhà đầu tư BOT, PPP về khai thác dự án trong tương lai, để chia sẻ các rủi ro, nhận giá trị.

Đây là sự thúc đẩy tốt, để nhà đầu tư PPP yên tâm. Thêm nữa, Vành đai 4 - vùng Thủ đô tạo lập khả năng thu hồi vốn khả thi. Theo tính toán của các bộ ngành, các tổ công tác của Chính phủ, dự án thu hồi trong 21 năm, khả thi thu phí công nghệ mới, không dừng, thu phí kín… Hiện, dự án đang trong quá trình hoàn chỉnh nhưng đã nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư lớn.

“Quan điểm của Hà Nội là thông qua việc xác định nhà đầu tư PPP, tranh thủ tìm nhà đầu tư mang tính chiến lược, để thành phố phát triển các khu vực đô thị nông thôn. Sau khi chủ trương đầu tư được Quốc hội thông qua, việc lựa chọn nhà đầu tư PPP là đấu thầu. Qua cách này, chọn nhà đầu tư mang tầm chiến lược, phát triển đô thị liên quan, thu hút đầu tư xã hội cho dự án theo nhiệm vụ Chính phủ giao”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Hà Nội: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng mạnh

Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP trong ...

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá 25 - 30 triệu đồng/m2 ngày càng khan hiếm

Các dự án có giá 25 - 30 triệu đồng/m2 khá ít, tập trung khu vực xa trung tâm Hà Nội, còn TP HCM và ...

TP Hà Nội đề xuất đầu tư vành đai 4 theo phương thức đối tác công tư PPP

Chiều 28/4, tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 6, Uỷ ban Kinh tế thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự ...

Thuận Thảo

Tin cũ hơn
Xem thêm