Thị trường gạo thế giới đồng loạt giảm giá trong tuần qua

Cập nhật: 09:28 | 17/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm tuần thứ 7 liên tiếp. Bên cạnh đó, giá gạo Thái Lan cũng xuống thấp nhất 6 tháng vì nhu cầu thiết yếu.

Giá xe Honda Vision 2021 bất ngờ hạ nhiệt

Giá cà phê hôm nay 17/5/2021: "Tích cực" giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 17/5/2021: Tăng giá liên tiếp

Theo Reuters, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ, được niêm yết ở mức 370 - 374 USD/tấn trong tuần này, giảm từ 371 - 376 USD/tấn của tuần trước.

Giá gạo trên thị trường nội địa của quốc gia Nam Á đã có sự điều chỉnh đáng kể sau khi chính phủ bắt đầu giải phóng kho dự trữ để giúp đỡ người dân nghèo tại nơi vốn đang chật vật vì đối phó với dịch COVID-19, một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ, cho biết.

Ấn Độ đã cung cấp ngũ cốc miễn phí cho gần 800 triệu người khi làn sóng bùng phát dịch COVID-19 thứ hai tấn công nước này.

0900-xuatkhaugao

Theo the pioneer, để thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu gạo của Ấn Độ, đặc biệt là từ khu vực phía đông, một chuyến hàng đã chính thức được chuyển đến cảng Hải Phòng (Việt Nam) từ cảng Paradip (PICT). Đó là lần đầu tiên trong lịch sử của cảng Paradip, gạo non-basmati để xuất khẩu.

"Việc xuất khẩu gạo thông qua PICT sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu gạo non-basmati của Ấn Độ sang các nước Đông Nam Á, đồng thời tăng thu nhập của ít nhất 2.000 nông dân từ Odisha và các bang lân cận", Chủ tịch Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Nông nghiệp và Thực phẩm Chế biến (APEDA), Tiến sĩ M Angamuthu cho biết.

Trong khi đó, quốc gia giềng Bangladesh dự kiến sẽ ghi nhận sản lượng gạo mùa hè (hay vụ 'Boro') tăng lên 20,5 triệu tấn trong năm nay từ 19,6 triệu tấn một năm trước đó, vì diện tích trồng lớn hơn, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết.

Vụ 'Boro', đóng góp hơn một nửa sản lượng gạo hàng năm của Bangladesh, có thể giúp giảm nhập khẩu đối với Bangladesh, vốn đã nổi lên như một nhà nhập khẩu gạo lớn sau khi các trận lũ lụt lần lượt kéo tới vào năm ngoái làm hư hại mùa màng.

Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm còn 465 - 473 USD/tấn trong tuần này, đánh dầu mức thấp nhất trong 6 tuần, từ 475 - 485 USD/ounce vào tuần trước.

Các nhà giao dịch nhận định sự thiếu hụt nhu cầu ở nước ngoài, trong khi không có lo ngại về nguồn cung, là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm không thay đổi so với một tuần trước đó, đạt 490 - 495 USD/tấn do nguồn cung thấp. Xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm của Việt Nam đã giảm 6,9% xuống 1,97 triệu tấn, nhưng tăng 45.1% trong tháng 3.

Gạo Việt Nam từng bước chinh phục thị trường Mỹ

Theo Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, trong 3 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu gạo của Mỹ đạt 252,5 nghìn tấn, trị giá 230,6 triệu USD, tăng 17% về lượng nhưng giảm 4,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Nhập khẩu gạo của Mỹ dù không quá lớn nhưng đây lại là thị trường tiêu thụ vô cùng tiềm năng đối với các loại gạo thơm, gạo hữu cơ có giá trị cao. Bởi vậy, giá nhập khẩu gạo của Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay đạt trung bình 913 USD/tấn, thậm chí giá từ nhiều thị trường lên tới hơn 1.000 USD/tấn.

Hầu hết gạo nhập khẩu của Mỹ là các loại gạo thơm từ châu Á - jasmine từ Thái Lan và basmati từ Ấn Độ và Pakistan. Trung Quốc gần đây đã trở lại là nhà cung cấp thường xuyên gạo hạt vừa và ngắn cho Puerto Rico, một vùng lãnh thổ của Mỹ.

Nhập khẩu gạo của Mỹ có xu hướng tăng trong những năm qua do nhu cầu ngày càng tăng đối với các giống gạo thơm, một phần là do dân số của Mỹ ngày càng tăng đối với các nhóm dân số tiêu thụ gạo. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn chưa phát triển được các giống lúa thơm có các đặc tính giống như các giống lúa thơm châu Á.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, Thái Lan chiếm 62,1% tổng khối lượng gạo nhập khẩu của Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2021 với 156,9 nghìn tấn, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, nhập khẩu gạo của Mỹ từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 2.893% so với 3 tháng năm 2020, đạt 21,5 nghìn tấn.

Ngược lại, Mỹ giảm nhập khẩu gạo từ Ấn Độ và Pakistan trong 3 tháng đầu năm nay với mức sụt giảm là 5,6% và 28,4%, đạt lần lượt là 41,9 nghìn tấn và 5,9 nghìn tấn. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ với khối lượng đạt 5,6 nghìn tấn, tăng mạnh 21% so với cùng kỳ năm 2020.

Thu Uyên

Tin liên quan