Thị trường chứng khoán ngày 1/6/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 05:25 | 01/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Chứng khoán châu Á ảm đạm phiên 31/5; VN-Index đứt mạch tăng 5 phiên liên tiếp; Khối ngoại mua ròng 432 tỷ đồng, vẫn "gom" FUEVFVND... là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 1/6/2022.

Chứng khoán châu Á ảm đạm phiên 31/5: Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm. Giới phân tích cho hay giới đầu tư đang theo dõi các chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc. Cụ thể, PMI lĩnh vực sản xuất tháng 5 đạt 49,6 điểm, dù đã cải thiện so với tháng 4 nhưng vẫn trong xu hướng giảm khi khi thấp hơn ngưỡng 50n điểm.

Thị trường chứng khoán Tokyo mở cửa phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,25%, hay 69,75 điểm, xuống 27.299,68 điểm. Thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc chứng kiến "sắc đỏ" sau khi mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Kospi giảm 0,05% (1,33 điểm), xuống 2.668,33 điểm. Thị trường Sydney của Australia và Đài Bắc của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), cũng đi xuống trong phiên mở cửa sáng ngày 31/5.

VN-Index đứt mạch tăng 5 phiên liên tiếp: Đóng cửa phiên giao dịch hôm 31/5, VN-Index giảm nhẹ 1,24 điểm, dừng tại 1.292,68 điểm, HNX-Index bất ngờ bật cao gần 1% để lên mốc 315,76 điểm. UPCoM-Index cũng nỗ lực hồi phục từ mức đáy trong phiên, đóng cửa còn giảm 0,285, dừng tại 95,45 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch cả 3 sàn đạt gần 735 triệu đơn vị, tương ứng 19.444 tỷ đồng. Thanh khoản thị trường cải thiện với giá trị khớp lệnh đạt 17.328 tỷ đồng - tăng 14% so với phiên liền trước trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE tăng 12% lên mức 14.287 tỷ đồng.

4640-ck301
Thị trường chứng khoán ngày 1/6/2022: Thông tin trước giờ mở cửa

Khối ngoại mua ròng 432 tỷ đồng, vẫn "gom" FUEVFVND: Tính chung trên toàn thị trường phiên 31/5, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 12,46 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng tương ứng đạt 432,4 tỷ đồng, giảm 72,78% về lượng và 74,65% về giá trị so với phiên trước đó ngày 30/5 (mua ròng 1.706,03 tỷ đồng).Trên sàn HOSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 51,4 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 2.017,1 tỷ đồng, giảm 40% cả về lượng và giá trị so với phiên giao dịch trước đó (ngày 30/5).

Cổ phiếu E12 hóa "tên lửa", tăng hơn 90% sau một tuần: Cổ phiếu E12 của Xây dựng Điện VNECO 12 (UPCoM:E12) kết phiên giao dịch hôm 30/5 có giá 13.500 đồng/cp, tương đương tăng hơn 90% sau một tuần. Cổ phiếu này giao dịch phiên đầu tiên trên sàn UPCoM ngày 31/12/2019. Trong tuần qua, E12 đã có cả 5 phiên tăng trần liên tiếp. Tuy nhiên trước đó, cổ phiếu này cũng có khoảng thời gian lao dốc mạnh. Theo giải trình mới đây về việc cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ 16/5 đến 20/5, công ty cho biết việc này do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán trong nước, đa số các cổ phiếu giảm mạnh.

“Sếp phó” Đông Hải Bến Tre đăng ký mua 475.000 cổ phiếu DHC: Ông Lê Bá Phương – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đông Hải Bến Tre (Mã: DHC) đăng ký mua 475.000 cổ phiếu DHC theo phương thức giao dịch khớp lệnh thỏa thuận từ ngày 2/6 - 1/7. Nếu hoàn tất, ông Phương sẽ nâng sở hữu từ 5,6 triệu cổ phần (tỷ lệ 8%) lên 6,1 triệu cổ phần (tỷ lệ 8,7%). Trước đó, quỹ Kim Vietnam Fund Management Co., Ltd vừa mua thêm 40.300 cổ phiếu DHC để nâng sở hữu từ 0,14% lên 0,2% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 5/5. Như vậy, sau giao dịch, nhóm quỹ đến từ Hàn Quốc đã nâng sở hữu tại DHC từ 6,95% lên 7,01% vốn điều lệ.

VinFast phát hành 688 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức: CTCP Sản xuất và Kinh doanh VinFast vừa hoàn tất đợt tăng vốn điều lệ từ gần 56.497 tỷ đồng lên gần 57.380 tỷ đồng thông qua việc phát hành hơn 88 triệu cổ phần ưu đãi cổ tức. Trước đó, vào đầu năm VinFast cũng phát hành 600 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức để tăng vốn từ 50.497 tỷ đồng lên 56.497 tỷ đồng. Theo đó, cơ cấu cổ phần VinFast ghi nhận hơn 5 tỷ cổ phần phổ thông, tỷ trọng 88%; cổ phần ưu đãi cổ tức đạt 688,3 triệu đơn vị, tỷ lệ 12%. Như vậy, chỉ sau 5 tháng đầu năm 2022, vốn điều lệ của VinFast đã tăng thêm hơn 7.000 tỷ đồng. Vốn điều lệ VinFast vẫn vượt xa vốn của công ty mẹ - Vingroup hiện ở mức trên 38.800 tỷ đồng.

Tập đoàn FPT chốt lịch trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 30%: Tập đoàn FPT (FPT) thông báo ngày 14/6 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền và cổ phiếu, tổng tỷ lệ 30%. Ngày thanh toán dự kiến là 27/6. Theo đó, FPT sẽ chia cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2021 tỷ lệ 10%, mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu được nhận 1.000 đồng. Với 914 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FPT sẽ 914 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt. Bên cạnh đó, FPT sẽ phát hành 182,8 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 20% trả cổ tức. Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của FPT sẽ tăng từ 9.142 tỷ đồng lên 10.970 tỷ đồng.

Tin tức chứng khoán 17h00' hôm nay 31/5/2022: BMI, TCD, DHC, HTT, CTD, PVI, SHS

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin cập nhật và gửi đến quý độc giả những tin tức chứng khoán nổi ...

Khối ngoại mua ròng 432 tỷ đồng, vẫn "gom" FUEVFVND phiên VN-Index đứt mạch tăng

Phiên thị trường rung lắc hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng hàng trăm tỷ đồng, tiếp tục tập trung giao dịch mạnh các ...

Chứng khoán phiên chiều 31/5: Nỗ lực hồi phục bất thành, VN-Index giảm nhẹ hơn 1 điểm

Cuối phiên hôm nay, VN-Index nỗ lực hồi phục nhưng bất thành. Niềm an ủi với nhà đầu tư có lẽ là việc thanh khoản ...

Lưu Lâm

Tin cũ hơn
Xem thêm