Thép Việt Ý thoát lỗ sau 7 quý liên tiếp, cổ phiếu VIS vẫn bị "làm ngơ"

Cập nhật: 09:23 | 22/07/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Thép Việt Ý - VISCO (HOSE: VIS) vừa bất ngờ công bố kết quả kinh doanh có lãi sau 7 quý liên tiếp kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, điều này không thể giúp cổ phiếu VIS trở nên hấp dẫn trong mắt giới đầu tư.

Về tay người Nhật, Thép Việt Ý (VIS) lỗ tiếp 195 tỷ đồng trong quý 4

Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ của VISCO đạt 902 tỷ đồng, giảm 32,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn mức giảm của doanh thu nên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt hơn 32 tỷ đồng (cao gấp 3,7 lần so với quý II/2019).

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, VIS đạt 1.658 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 30% so với cùng kỳ; lỗ 6 tháng giảm xuống còn 16,5 tỷ đồng (thấp hơn đáng kể so với khoản lỗ 65,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019). Đáng chú ý sau khi báo lỗ trong cả 2 năm 2018 và 2019 (lần lượt là 326 tỷ đồng và 219 tỷ đồng), sang năm 2020 VIS dự kiến vẫn lỗ thêm 65,57 tỷ đồng.

Trong kỳ, VIS còn có gần 22 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính (tăng mạnh so với 4,6 tỷ đồng cùng kỳ) trong khi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều được cắt giảm đáng kể so với quý II/2019. Vì điều này, lợi nhuận sau thuế của VISCO đạt hơn 25 tỷ đồng (khả quan hơn rất nhiều so với khoản lỗ 32 tỷ đồng trong quý II/2019). Đáng chú ý, đây cũng là quý đầu tiên VIS báo lãi trở lại sau 7 quý liên tiếp trước đó kinh doanh thua lỗ.

Theo giải trình từ phía công ty, kết quả kinh doanh có lãi ghi nhận trong quý là do công tác nhận định, đánh giá thị trường tương đối tốt dẫn đến các giao dịch mua bán nguyên vật liệu đầu vào trong quý II đều bám rất sát theo biến động lên xuống của thị trường. Công tác quản trị hàng tồn kho cũng thu được hiệu quả tốt hơn so với các kỳ trước, hạn chế phát sinh tình trạng chênh lệch giữa giá sổ sách của hàng tồn kho với giá trị trường có thể thực hiện được. Kết quả là công ty đã được hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho làm tăng lợi nhuận trong kỳ.

Ngoài ra do tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và VND biến động tăng mạnh từ cuối quý I/2020 và giảm xuống trong quý II/2020 nên công ty đã phát sinh khoản thu nhập chênh lệch tỉ giá hối đoái khi thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ của các khoản công nợ có nguồn gốc ngoại tệ.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 21/7, cổ phiếu VIS ghi nhận phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp qua đó đưa thị giá về mức 17.300 đồng.

Tính chung trong 10 phiên gần nhất, (với 4 phiên giảm, 3 phiên tăng và 3 phiên đứng giá), cổ phiếu VIS vẫn giao dịch trong khoảng 17.xxx đồng dù thị giá đã mất hơn 400 đồng/cổ phiếu.

Với gần 74 triệu cổ phiếu đang niêm yết, vốn hóa tạm tính của doanh nghiệp này đạt 1.277,27 tỷ đồng.

Đáng chú ý, cổ phiếu VIS hiện vẫn nằm trong diện kiểm soát từ 3/4/2020 do lợi nhuận sau thuế năm 2018 và năm 2019 là số âm. Chính điều này khiến sức hấp dẫn của mã đối với giới đầu tư gần như bằng 0 khi khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất chỉ đạt hơn 320 đơn vị/phiên.

1927 viet
Diễn biến giá cổ phiếu VIS 10 phiên gần nhất
Thời điểm gom cổ phiếu MWG đã đến?

Nếu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động rơi xuống dưới mức 81.900 đồng (chiết khấu khoảng 30% so với giá trị ...

5,3 triệu chứng chỉ quỹ ETF VinaCapital VN100 được chấp thuận niêm yết trên HOSE

5,3 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF VinaCapital VN100 (FUEVN100) vừa chính thức được Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) ...

Chứng khoán phiên chiều ngày 21/7: Thoát hiểm "phút 89"

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7, VN-Index tăng nhẹ 0,29 điểm lên 861,69 điểm, HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 116,09 điểm qua đó cả hai ...

Văn Thắng