Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm: Khả năng về đích cuối năm?

Cập nhật: 07:17 | 05/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế theo số liệu mới cập nhật ước đạt 7,33% so với cuối năm 2018. Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao do có sự đóng góp từ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu. 

tang truong tin dung 6 thang dau nam kha nang ve dich cuoi nam

NHNN bơm ròng gần 47.000 tỉ đồng trong tuần qua

tang truong tin dung 6 thang dau nam kha nang ve dich cuoi nam

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng năm 2019 hoàn toàn khả thi?

tang truong tin dung 6 thang dau nam kha nang ve dich cuoi nam

Các ngân hàng tung gói vay ưu đãi quy mô lớn với mục đích gì?

Tại buổi họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 4/7, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết: Tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế theo số liệu mới cập nhật ước đạt 7,33% so với cuối năm 2018 (cùng kỳ tăng 6,14%).

Tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm cao do có sự đóng góp từ nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu.

Về lãi suất, lãnh đạo NHNN khẳng định: NHNN đã điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ; các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo an toàn tài chính.

tang truong tin dung 6 thang dau nam kha nang ve dich cuoi nam

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng

Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm; 9 - 11% đối với trung và dài hạn. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, mức tín nhiệm cao, lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 4 - 5%/năm.

Đáng chú ý, lãnh đạo NHNN khẳng định: Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được tăng cường kiểm soát.

Liên quan đến kiến nghị của các địa phương về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, cho vay ở khu vực có dịch tả lợn Châu phi, khu vực vườn tiêu bị mất mùa do thời tiết..., Thống đốc cho biết: Ngành ngân hàng đã chủ động phối hợp với một số địa phương như Gia Lai, đánh giá tác động của thời tiết gây ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng tiêu. Đồng thời cũng cùng với địa phương đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bà con trên địa bàn Tây Nguyên nói chung cũng như Gia Lai nói riêng.

Về tỷ giá, ông Hưng cho rằng, trước tình hình biến động, NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành, tỷ giá trung tâm điều chỉnh khoảng 1%, tỷ giá thực tế biến động khoảng 0,3 - 0,4%.

“Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã mua vào lượng ngoại tệ lớn đưa tổng mức dự trữ lên cao nhất từ trước đến nay. NHNN có đầy đủ dự trữ ngoại hối và công cụ bảo đảm các cân đối chung của nền kinh tế”, Thống đốc NHNN khẳng định.

Có đạt mục tiêu cả năm?

tang truong tin dung 6 thang dau nam kha nang ve dich cuoi nam

Tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2013- 2019

Bàn về câu chuyện tín dụng, MBS đã đưa ra dự báo, tăng trưởng tín dụng có thể chậm lại trong năm nay bởi lãi suất có xu hướng neo ở mức cao, cộng thêm các chính sách quản lý tín dụng thận trọng hơn của Chính phủ và NHNN.

Đơn cử gần nhất, tại Dự thảo sửa đổi Thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN đề xuất 2 lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30%. Theo MBS, tín dụng với các ngân hàng mà ngân hàng này theo dõi cũng được dự phóng ở mức thấp hơn 12,5% (so với 13% của năm 2018).

Tuy nhiên theo MBS, việc giảm tốc tín dụng là cần thiết nhằm cân đối tăng trưởng dài hạn do tỷ lệ tín dụng trên GDP đạt xấp xỉ 130% trong 2018. Bên cạnh đó, mặc dù chênh lệch tín dụng trong năm 2018 vẫn ở mức an toàn, nhưng việc giảm tốc là cần thiết để kiểm soát chất lượng tài sản.

Trên thực tế, hiện tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng cũng đang bị phân hóa rất mạnh và có thể phân thành 3 nhóm.

Nhóm thứ nhất bao gồm các ngân hàng đã được công nhận đáp ứng chuẩn Basel 2 đang tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh hoạt động. Đơn cử như TPBank, dư nợ cho vay khách hàng của nhà băng này tăng thêm 11,1 nghìn tỷ đồng lên 95,4 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng tới 13,17%) trong 6 tháng đầu năm 2019. Có nghĩa, ngân hàng này đã xài tới gần 70% mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2019 là 20%. Hay như Vietcombank, theo một nguồn tin thì tín dụng của nhà băng này cũng tăng trên 9% trong 6 tháng đầu năm, tức đã “ăn” hết 60% hạn mức tăng trưởng tín dụng 15% của cả năm.

Nhóm thứ hai là các ngân hàng có nền tảng tài chính tốt, nhưng vẫn chưa được công nhận đạt chuẩn Basel 2. Theo đó, nhóm này chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 12 – 13% trong năm nay.

Nhóm thứ 3 là các ngân hàng có hệ số an toàn vốn đang ở sát ngưỡng an toàn hoặc đang nằm trong diện tái cơ cấu. Theo đó, các ngân hàng này chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng rất khiêm tốn, khoảng 6 - 7% trong năm nay. Trên thực tế, không ít ngân hàng trong nhóm này đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng âm trong quý đầu năm nay như VietinBank, Eximbank và dự báo tình hình khó có thể cải thiện trong quý II.

Có lẽ phải chờ khi các ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý II để xem thực hư thế nào. Tuy nhiên với những gì đã có đến nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay vẫn là một nỗi lo.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định: Với chính sách tiền tệ đi đúng hướng, lạm phát cũng như các chỉ số vĩ mô đã, đang và sẽ được điều hành ổn định.

“Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục có hoạt động cần thiết để hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế ở các địa phương bền vững cũng như đảm bảo cân đối vĩ mô nhằm giữ được môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp.

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm