Tài chính Hoàng Minh (KPF) không muốn làm “mẹ” TTC Deluxe Sài Gòn

Cập nhật: 09:49 | 17/06/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Đầu tư Tài chính Hoàng Minh (HoSE - Mã: KPF) vừa thông qua phương án chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Cổ phần TTC Deluxe Sài Gòn.

4306-thm
Tài chính Hoàng Minh (KPF) không muốn làm “mẹ” TTC Deluxe Sài Gòn. Hình minh họa.

Cụ thể, Nghị quyết HĐQT KPF vừa thông qua việc sẽ chuyển nhượng 15 triệu cổ phần của TTC Deluxe Sài Gòn với giá 10.500 đồng – 11.000 đồng/cổ phần. Tổng số tiền thu về rơi vào khoảng 157,5 tỷ đồng - 165 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong tháng 6/2022.

Đối tượng chuyển nhượng là các cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có khả năng tài chính và đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại TTC Deluxe Sài Gòn theo quy định, trong đó ưu tiên chào bán cho các cổ đông hiện hữu của công ty này.

Nếu chuyển nhượng thành công, KPF sẽ hạ số lượng cổ phần nắm giữ tại TTC Deluxe Sài Gòn xuống còn 14,4 triệu đơn vị, tương đương 48% vốn của công ty này. Với mức tỷ lệ sở hữu này, TTC Deluxe Sài Gòn sẽ không còn là công ty con của KPF sau chuyển nhượng.

HĐQT KPF sẽ ủy quyền cho bà Đinh Kim Nhung - Tổng giám đốc triển khai thực hiện các thủ tục liên quan đến phương án chuyển nhượng cổ phần trên, trong đó có cả việc tìm kiếm lựa chọn nhà đầu tư, cũng như mức giá chuyển nhượng cũng như phương thức. Bà Đinh Kim Nhung cũng sẽ không còn là người đại diện ủy quền phần vốn góp tại TTC mà thay bằng ông Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch KPF.

Được biết, TTC Deluxe Sài Gòn có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó KPF đóng góp 294 tỷ đồng, tương đương 98% vốn điều lệ. Công ty đặt trụ sở ở số 20-22-24 Đông Du, Bến Nghé, quận 1, TP. HCM. Ngành nghề chính của doanh nghiệp này là kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn và sản xuất nhựa, cao su nguyên sinh.

Trong một diễn biến khác, mới đây, ông Vũ Ngọc Hoàng - Chủ tịch HĐQT KPF đã mua thành công hơn 3,8 triệu cổ phiếu KPF từ ngày 20-26/05.

Ông Hoàng đăng ký mua 4 triệu cổ phiếu KPF, song chỉ gom được 3,8 triệu cổ phiếu, do diễn biến thị trường chưa phù hợp kỳ vọng. Sau giao dịch, vị lãnh đạo này nắm giữ 6,28% vốn tại KPF. Trước đó ông Hoàng chưa sở hữu cổ phiếu nào của công ty.

Thương vụ được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Chiếu theo thị giá trung bình giai đoạn 20-26/06, ước tính thương vụ có giá trị khoảng 52 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 20/5, ông Vũ Đức Toàn đã rời ghế cổ đông lớn của CTCP Đầu tư Tài Chính Hoàng Minh (KPF) sau khi bán 1,21 triệu cổ phiếu KPF, giảm tỷ lệ nắm giữ xuống 4,28% tương đương 2,61 triệu đơn vị.

KPF muốn phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, KPF đặt kế hoạch doanh thu gấp gần 4 lần thực hiện năm ngoái lên 450 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng gấp 2,7 lần đạt 205 tỷ đồng.

Về kế hoạch cụ thể, trong năm nay công ty quyết định gia tăng các hoạt động phân tích đầu tư, hợp tác kinh doanh bằng các cấu trúc tài chính phù hợp. Đặc biệt trong năm 2022 công ty dự kiến sẽ có khoản thu bán hàng bắt đầu từ quý 3 của dự án đầu tư vào 199 căn hộ du lịch biển tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, KPF sẽ tiến hành triển khai việc phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu để tiếp tục triển khai đầu tư vào các dự án tiềm năng như Khu đô thị Takara (19,7 ha); Khu du lịch sinh thái Mekong Golf & Villas (20ha) tại Bình Dương...

KPF cũng trình phương án phát hành tổng cộng hơn 133,7 triệu cổ phiếu trong năm nay, gồm 6,36 triệu cổ phiếu trả cổ tức (tỷ lệ 5%) và chào bán 127,36 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 1:1) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu hoàn tất các đợt phát hành, vốn điều lệ có thể lên đến 2.610 tỷ đồng, gấp 4 lần mức hiện tại và gấp 14,6 lần số vốn đầu năm ngoái.

Tổng số tiền dự kiến thu được là 1.273 tỷ đồng, trong đó 1.000 tỷ đồng sẽ được sử dụng để đầu tư, góp vốn, mua cổ phần tại các công ty, dự án; khoảng 273 tỷ đồng còn lại để đầu tư kinh doanh bất động sản bằng cách tài trợ một phần vốn triển khai, hợp tác dự án.

Ngoài việc phát hành cổ phiếu, KPF dự kiến phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và đảm bảo bằng tài sản đảm bảo. Kỳ hạn tối đa 3 năm và lãi suất không vượt quá 12%/năm. Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022. Mục đích phát hành để bổ sung nguồn vốn hoạt động Của công ty nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác đầu tư, mua bán sáp nhập, hợp nhất các công ty có dự án tốt để gia tăng hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng, giới đầu tư lại bán tháo cổ phiếu

Các số liệu mới công bố càng cho thấy hoạt động kinh tế tại Mỹ đi xuống với số nhà xây mới giảm 14% trong ...

Chủ tịch Dệt may TNG tự tin hoàn thành và vượt kế hoạch năm 2022

Tại “Talkshow chọn danh mục - kỳ 8: Dấu hỏi lạm phát” do Báo Đầu Tư tổ chức, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT ...

Cổ phiếu DIG (DIC Corp) giảm 70% từ đỉnh, gia đình chủ tịch mất cả nghìn tỷ đồng tài sản

Đầu phiên sáng 17/6/2022, cổ phiếu DIG của DIC Corp tiếp tục lao mạnh hơn 5,5% về dưới mức 37.000 đồng.

Khánh Vân