Shark Việt chính thức rót tiền cho startup "nhà ma" Tokai

Cập nhật: 14:00 | 09/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Vốn điều lệ 1 tỷ đồng, gọi vốn 12 tỷ đồng, startup "nhà ma" Tokai vừa được Shark Việt chính thức rót tiền sau 10 tháng thẩm định.

shark viet chinh thuc rot tien cho startup nha ma tokai

Shark Hưng không muốn kiểm soát công ty của startup và để họ tự lãnh đạo

shark viet chinh thuc rot tien cho startup nha ma tokai

Shark Phú lên tiếng về nghi án Sunhouse bán hàng "Trung đội lốt hàng Việt"

shark viet chinh thuc rot tien cho startup nha ma tokai

3 “cá mập” định giá startup trong Shark Tank mùa 3 với những điểm khác biệt

Sau màn gọi vốn gây chú ý, thậm chí là tranh cãi trên truyền hình Shark Tank Việt Nam mùa 2, phát sóng trên kênh VTV3 – Đài TH Việt Nam và bị 4/5 nhà đầu tư từ chối, Startup Hà Cảnh – Founder & CEO Công ty Tokai đã chốt được thỏa thuận hợp tác với Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group vào phút cuối.

Tại thời điểm phát sóng, màn gọi vốn của Tokai đã gây tranh cãi gay gắt trên Shark Tank Việt Nam mùa 2 với dự án "nhà ma". Bất chấp búa rìu dư luận, mới đây Tokai vừa chính thức nhận vốn đầu tư từ Shark Việt sau quá trình thẩm định kéo dài 10 tháng.

Sau khi hoàn tất các thủ tục đầu tư ra nước ngoài và thẩm định doanh nghiệp, ngày 07/07/2019 hai bên tiến hành ký kết hợp tác đầu tư. Theo đó, Công ty Tokai sẽ đổi 51% cổ phần để nhận 12 tỷ đồng đầu tư từ Shark Nguyễn Thanh Việt như cam kết trên truyền hình.

Nổi tiếng là cá mập lão làng của Shark Tank, trước khi hợp tác, Shark Việt trực tiếp bay sang Nhật Bản nhiều lần để khảo sát và hỗ trợ startup trong bước đầu khởi sự doanh nghiệp. Với vai trò là cố vấn hợp tác giữa Intracom và Tokai tại thị trường Nhật Bản, ông Trần Ngọc Phúc – Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản cùng đồng hành với Shark Việt và Startup Hà Cảnh để nghiên cứu thị trường, nhận diện và tối ưu hóa nhu cầu của người Việt tại Nhật Bản. Hội người Việt Nam tại Nhật Bản trân trọng sự hợp tác và những đóng góp quý báu của Shark Nguyễn Thanh Việt về mặt kinh tế và tinh thần đối với hoạt động của Hội với mong muốn giúp cộng đồng người Việt tại Nhật gắn bó, ổn định, thích nghi nhanh với cuộc sống nước sở tại.

Tokai không chỉ đi sâu vào môi giới Bất động sản cho thuê mà phải tạo nên một hệ sinh thái để bao quát thị trường và nhu cầu của người sử dụng. Cụ thể, Tokai sẽ mở rộng đầu tư dịch vụ lưu trú dành cho khách qua Nhật Bản du lịch, công tác, làm việc... có nhu cầu ở lại từ 1 ngày trở lên với mức giá hợp lý.

Hiện nay, bên cạnh việc môi giới cho thuê BĐS, Tokai đã đầu tư và đưa vào khai thác 3 căn KTX mini, 1 nhà du lịch và 1 khu nghỉ dưỡng để phục vụ nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, Tokai còn tổ chức các loại hình du lịch, nhà hàng, nông nghiệp sạch, giáo dục để mở rộng hệ sinh thái, phục vụ tối đa nhu cầu làm việc, ăn, nghỉ của cộng đồng người Việt tại Nhật và du khách.

Với quan điểm “Người Việt Nam đầu tư ở đâu thì lãnh thổ Việt Nam ở đó”, dù nhiều người cho rằng thương vụ với Tokai là sự đầu tư mạo hiểm nhưng với Shark Nguyễn Thanh Việt đó là vấn đề về tầm nhìn của doanh nghiệp.

shark viet chinh thuc rot tien cho startup nha ma tokai
Shark Việt chính thức rót tiền cho startup "nhà ma" Tokai. Ảnh: Nguồn Internet

Thương vụ này có gì hấp dẫn?

Xét từ mô hình và kế hoạch kinh doanh, doanh thu của Tokai đến từ 3 nguồn chính: Môi giới cho thuê bất động sản, cho thuê lại bất động sản và tự đầu tư cho thuê bất động sản.

Lợi thế của Tokai, theo Hà Cảnh, đến từ thực tế có gần 8,5 triệu căn nhà ở Nhật đang bị bỏ hoang và con số này có chiều hướng tăng lên đến 20 triệu căn vào năm 2033 do tình trạng suy giảm dân số. Mới đây, Nhật Bản đưa ra chính sách mới siết chặt việc cho thuê bất động sản. Đó là điều kiện thuận lợi để những công ty có giấy phép kinh doanh bất động sản chính thống như Tokai tăng tốc đón đầu thị trường.

Với kinh nghiệm của mình, Shark Việt có thể tính ra tỷ suất lợi nhuận 25% mà Tokai nêu khi gọi vốn là thiếu căn cứ, nhưng nhiệt huyết và những nghiên cứu của Hà Cảnh về thị trường bất động sản Nhật Bản là thực tế.

Ông cũng hiểu việc đầu tư ra nước ngoài rất phức tạp từ thủ tục đến việc quản lý, điều hành, nhưng ông vẫn đồng ý mạo hiểm đầu tư ngược.

Với tầm nhìn dài hơi, việc đầu tư ra nước ngoài là một trong 6 mục tiêu của Intracom mà Shark Việt dự định trong 10 năm tới. Khi đầu tư vào thị trường Nhật Bản, Intracom muốn tận dụng lợi thế về khoa học công nghệ, khoa học quản lý, con người, tính nghiêm túc và nét tương đồng trong giá trị văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản để phát triển kinh doanh, học hỏi, đưa về áp dụng tại Việt Nam những công nghệ liên quan đến bất động sản, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, năng lượng sạch...

Thêm vào đó, startup rất nhiệt huyết với dự án, với cộng đồng và ông muốn là bệ phóng để họ thực hiện hóa kế hoạch kinh doanh.

Tokai sẽ thay đổi gì khi Shark Việt đầu tư?

Qua thực tế khảo sát, Shark Việt đánh giá thị trường bất động sản Nhật Bản rất tiềm năng, nhu cầu thực tế của thị trường rất lớn nhưng tính cạnh tranh rất cao, muốn thành công và tạo ra ưu thế thì bên cạnh việc môi giới cho thuê bất động sản, Tokai cần khai thác các bất động sản bỏ không, đầu tư dịch vụ lưu trú dành cho khách sang Nhật Bản du lịch, công tác, làm việc... có nhu cầu ở lại từ 1 ngày trở lên với mức giá hợp lý.

Tokai sẽ mua lại các bất động sản cỡ vừa và xây dựng các kí túc xá mini gần ga tàu để đón dòng khách lưu trú từ ít ngày đến lâu dài với mức giá vừa phải. Bên cạnh đó, Tokai sẽ tổ chức đầu tư các loại hình du lịch, nhà hàng để mở rộng hệ sinh thái, bao quát và phục vụ tối đa nhu cầu làm việc, ăn, nghỉ của cộng đồng người Việt tại Nhật và du khách.

Hiện Shark Việt đã rót vốn vào CDTS và Tokai.

Trong Shark Tank Việt Nam mùa 3, ông Việt giữ cương vị nhà đầu tư chính.

Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group - là cá mập khách mời của Shark Tank Việt Nam mùa 2. Trong mùa 2, ông cam kết trên truyền hình đầu tư vào 5 dự án gồm: Nhiệt mặt trời, Nhà ma Tokai, Plasma (deal chung với Shark Hưng), Công ty may đồ bảo hộ lao động CDTS (cùng Shark Linh) và Vina Chuối (cùng Shark Dzung).

Tuyết Mai

Tin liên quan