Shark Phú lên tiếng về nghi án Sunhouse bán hàng "Trung đội lốt hàng Việt"

Cập nhật: 19:14 | 26/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Cơn khủng hoảng thông tin truyền thông mang tên "hàng Trung Quốc núp bóng thương hiệu Việt" của Asanzo khiến dư luận gieo những nghi ngờ đòi hỏi câu trả lời về sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.  

shark phu len tieng ve nghi an sunhouse ban hang trung doi lot hang viet

Cổ đông sáng lập hầu hết đã thoái vốn tại Asanzo?

shark phu len tieng ve nghi an sunhouse ban hang trung doi lot hang viet

Shark Tam với dòng sản phẩm Asanzo giữa tâm bão

shark phu len tieng ve nghi an sunhouse ban hang trung doi lot hang viet

Shark Phú: "Muốn gọi vốn thành công, startup nên trung thực ở mọi thứ"

Nhìn vào các thương hiệu đồ gia dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn Sunhouse là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.

Ông chủ của Tập đoàn Sunhouse - Nguyễn Xuân Phú, thường được gọi là Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Ông nói, qua vụ Shark Tam, mọi người liên tưởng sang Sunhouse. Bởi thế, ông cũng muốn chia sẻ để dư luận hiểu rõ hơn.

Được biết, từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK Hàn Quốc, Shark Phú đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Busan. Khi đó ông Park có nhà máy Sun House sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.

Đến 2003, Shark Phú nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất đắt, tầm 2.000 - 3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.

Shark Phú nói quan điểm là, nếu bắt tay với nhau thì Sun House không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD). Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sun House Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.

Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được "bê" nguyên sang. Sau đó, Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.

Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm Shark Phú muốn Sunhouse là của Việt Nam!

Qua những tâm bão của Asanzo đội lốt hàng Trung Quốc vừa qua, người tiêu dùng đang nhìn ngay tới nhãn hiệu Sunhouse có dán nhãn "Hàng Việt Nam chất lượng cao" lên sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc.

Shark Phú cho biết, thực ra, việc dán tem Hàng Việt Nam chất lượng cao không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì Shark Phú chịu trách nhiệm trước người dùng. Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện.

shark phu len tieng ve nghi an sunhouse ban hang trung doi lot hang viet
Shark Phú lên tiếng về nghi án Sunhouse bán hàng Trung đội lốt hàng Việt. Ảnh: Nguồn Internet

Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.

Shark Phú cho biết, “để sản xuất hiệu quả thì phải đạt được volume mà nhu cầu thị trường rất đa dạng. Để mở 1 bộ khuôn hoàn chỉnh làm nồi cơm điện mất 6 tỷ đồng và để khấu hao hết được ít nhất với hàng sản phẩm nhựa tầm 500.000 sản phẩm cho đến sản phẩm cơ khí khoảng 200.000 sản phẩm.

Như vậy, nếu 1 tháng 1 model nồi cơm chỉ bán được 1.000 chiếc thì để khấu hao 500.000 sản phẩm nhựa thì phải mất 500 tháng. Bởi nhu cầu thị trường họ cần rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Mình chưa biết mình bán được bao nhiêu mà mình đã mở khuôn thì sẽ thất bại”.

Nhu cầu thị trường luôn thay đổi, nếu doanh số không đủ lớn mà mình sản xuất là sập tiệm ngay. Chính vì thế nồi cơm Sunhouse có 2 dạng: Đầu tiên là nhập khẩu, sau đấy sản xuất. Thế nên có thể cùng 1 model sản phẩm mà lại có 2 xuất xứ.

Tương tự như vậy, một số mẫu mã mới ra, nếu mình không làm thì doanh nghiệp khác mua mất, do đó mình phải song song vừa sản xuất vừa nhập khẩu.

Thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; thứ 2 là chỉ những mã bán đủ sản lượng lớn thì Sunhouse mới sản xuất, có 1 số mã thì Sunhouse show hàng, tức là phát triển từ đầu tới cuối.

“Chính tư duy của người dân dẫn tới doanh nghiệp họ phải làm sai. Các doanh nghiệp phải "mượn hơi" thương hiệu Đức, họ phải trả thêm ít nhất 15% - 20%cho nơi xuất xứ đó. Trong khi họ nhập bếp từ Made in Đức, Tây Ban Nha 100% từ Trung Quốc vòng qua Đức rồi về Việt Nam. Điều đó thật đau đớn!”, Shark Phú cho hay.

“Tôi là người trong nghề nên rất đau đớn. Một sản phẩm gắn mác ABCD rồi bán đắt gấp 3 lần. Có những sản phẩm Made in Đức từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem dán luôn. Kể cả những sản phẩm Made in "xịn" của Đức thì linh kiện cũng từ Trung Quốc hết. Mác made in Germany không có ở thị trường này.

Nếu có thì cũng là về lắp ráp ở Đức. Linh kiện của Đức thì có nhưng để làm ra thành phẩm thì vẫn phải có thêm linh kiện của Trung Quốc nhập về. Bởi Trung Quốc là công xưởng của thế giới”.

Hiện Sunhouse vừa bán sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc, vừa bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Trên mỗi sản phẩm Sunhouse có tem, ghi rõ xuất xứ. Trên tem của Sunhouse ghi rõ Made in China hay Made in Việt Nam và được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, có địa chỉ rõ ràng. Sunhouse minh bạch về mọi thứ.

shark phu len tieng ve nghi an sunhouse ban hang trung doi lot hang viet
Nghi án Sunhouse bán hàng Trung đội lốt hàng Việt. Ảnh: Nguồn Internet

Có thông tin Sunhouse in sai mã vạch. Nhưng bản chất mã vạch dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nào, xuất xứ ở đâu. Chứ mã vạch không dùng để chứng nhận xuất xứ, mọi người đang hiểu sai.

Ông nói, người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để nhận biết được hãng sản phẩm nào uy tín và trung thực. Hãy dùng quyền tẩy chay đối với những hãng không trung thực. Các hãng sản phẩm cần phải trung thực với khách hàng, nếu không sẽ bị tẩy chay.

Cũng từ vụ việc của Shark Tam, Shark Phú nói rằng, “thực ra hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là Made in Việt Nam, thế nào là lắp ráp. Trên thế giới này có hàng trăm khái niệm "made by", "made for". Và nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì không nên ép doanh nghiệp có thể mất thương hiệu. Tôi nghĩ nên cho người ta (Shark Tam và Asanzo) cơ hội để sửa sai. Tôi mong muốn giới truyền thông và cơ quan quản lý tạo điều kiện để họ có cơ hội sửa sai vì không phải dễ gì mà Shark Tam xây dựng được thương hiệu Asanzo. Tôi khẳng định Shark Tam có những cái sai nhưng cái sai đó là do nhiều lý do, đặc biệt là cái sai về nhận thức cũng như am tường về pháp luật”.

Hoài Sơn

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm