Sai sót thí sinh thi lớp 10 hay mắc phải khi làm bài

Cập nhật: 10:44 | 20/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Chỉ còn 2 tuần nữa là những em học sinh bước vào kỳ thi vào 10. Các em lưu ý những sai sót nhỏ dưới đây để tránh mất điểm oan.

sai sot thi sinh thi lop 10 hay mac phai khi lam bai Đã có tỉ lệ chọi vào lớp 10 ở Hà Nội, thí sinh có 2 ngày để thay đổi nguyện vọng
sai sot thi sinh thi lop 10 hay mac phai khi lam bai Phản ứng bất ngờ của phụ huynh khi Sở GD Đà Nẵng thay đổi quy chế thi vào lớp 10 ở phút chót
sai sot thi sinh thi lop 10 hay mac phai khi lam bai Mới nhất: Tỷ lệ chọi vào lớp 10 của một số trường THPT ở Hà Nội

Môn toán: Coi chừng nhầm lẫn quy tắc đổi dấu

Học sinh gặp sai sót nhiều về dấu: quy đồng vế bên này nhưng lại quên quy đồng vế bên kia, nhầm lẫn về quy tắc đổi dấu, hằng đẳng thức...

Sai sót thứ hai là về đơn vị. Nhiều em không cẩn thận là mất điểm.

Bên cạnh đó, một số em thường có thói quen giải đề theo thứ tự từ trên xuống dưới; hoặc một số học sinh giỏi toán lại có thói quen chinh phục bài khó nhất trước. Đây là điều không nên.

Các em cần đọc đề trước, thấy câu nào dễ làm thì nên làm trước, những bài rắc rối để giải quyết sau.

sai sot thi sinh thi lop 10 hay mac phai khi lam bai
Ảnh minh họa

Môn Văn: Dễ mất điểm phần đọc - hiểu

Đề thi môn văn có 3 câu thì câu số I (phần đọc - hiểu) là câu đơn giản nhất, nhưng cũng là câu mà nhiều thí sinh dễ mất điểm nhất.

Sai sót mà nhiều thí sinh mắc phải là ghi thiếu các chi tiết. Một số học sinh lớp 9 có khuyết điểm là đọc đề quá nhanh, trong khi xu hướng những năm gần đây lại cho văn bản phần đọc - hiểu khá dài. Đọc không kỹ rất dễ bị bỏ sót những chi tiết cần thiết để trả lời cho các câu hỏi sau đó.

Câu số II (nghị luận xã hội): Yêu cầu lớn nhất đối với thí sinh là phải xác định đúng chủ đề mà đề thi đưa ra. Muốn như vậy, thí sinh phải đọc kỹ đề. Với những đề có hình ảnh thì phải xem cả hình ảnh và những gợi ý bằng từ ngữ của đề thi.

Câu số III (nghị luận văn học): Bài nghị luận văn học thường chiếm đến 50-60% điểm của bài thi vì nó yêu cầu người học phải có kiến thức vững chắc về bài học cũng như kĩ năng viết bài theo yêu cầu. Những dạng bài thường gặp: phân tích, cảm nhận, chứng minh, bình luận về một tác phẩm văn học nào đó.

Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2019 trên đây chỉ là một số dạng đề tham khảo nhằm giúp các em củng cố kiến thức, làm quen với một số dạng bài thường gặp. Để đạt được kết quả môn Ngữ văn cao nhất trong kì thi vào THPT sắp tới, các em cần cố gắng ôn tập dựa trên khung chương trình sách giáo khoa, đồng thời tích cực làm những đề thi thử để nhận biết năng lực của bản thân, từ đó có phương pháp ôn thi hiệu quả nhất.

Môn ngoại ngữ: Đừng thấy dễ mà chủ quan

Nhiều em nghĩ đây là môn nhẹ nhàng nhất nên không đạt điểm cao do chủ quan. Có em mất điểm vì đề ra số nhiều lại chọn số ít, đề ra 16 từ nhưng viết lại chỉ còn 14 từ.

Để đạt được kết quả học tập cũng như kết quả thi tốt nhất các bạn cần có sự trang bị đầy đủ kiến thức cũng như cách làm bài thi, cụ thể như sau:

- Nắm vững cấu trúc đề thi và các dạng bài có trong đề thi.

- Trang bị kiến thức và ôn luyện kỹ càng về ngữ pháp, từ vựng, câu và cách làm bài thi tiếng Anh.

- Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho kỳ thi vào 10, với một tinh thần tự tin và vốn kiến thức vững vàng chắc chắn sẽ giúp bạn có được kết quả thi tốt nhất.

*Lịch thi vào 10 năm 2019 của học sinh Hà Nội

Buổi thi Bài thi Thời gian
Sáng 2/6 Ngữ văn 120 phút
Chiều 2/6 Toán 120 phút
Sáng 3/6 Ngoại ngữ 60 phút
Chiều 3/6 Lịch sử 60 phút

*Điểm xét tuyển = (Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn) x 2 + (Điểm thi môn Ngoại ngữ + Điểm thi môn Lịch sử) + Điểm cộng thêm.

Thu Uyên

Tin liên quan