Phú Yên: Chuyển hồ sơ sang CQĐT vụ lâm tặc mở đường phá rừng

Cập nhật: 15:38 | 13/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Liên quan đến vụ lâm tặc ngang nhiên mở đường phá rừng giáp ranh khu vực huyện Tây Hòa và Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, này 13/5 ông Lê Văn Bé, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, cho biết đã chuyển hồ sơ vụ phá rừng cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên để điều tra theo quy định của pháp luật.  

phu yen chuyen ho so sang cqdt vu lam tac mo duong pha rung

Nguyên Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố

phu yen chuyen ho so sang cqdt vu lam tac mo duong pha rung

Bắt tạm giam 3 cán bộ trong vụ phá rừng quy mô lớn ở Đắk Lắk

phu yen chuyen ho so sang cqdt vu lam tac mo duong pha rung

Đắk Lắk: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ phá rừng đặc dụng Nam Kar

Theo ông Bé, hiện Hạt Kiểm lâm huyện Tây Hòa phối hợp Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh cùng các cơ quan chức năng tiến hành thu hồi tang vật là gỗ tại hiện trường, kiểm điểm số cây gỗ mà lâm tặc đã đốn hạ trái phép tại khoảnh 7, khoảnh 10 tiểu khu 358 thuộc xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa và khoảnh 2, tiểu khu 312 thuộc xã Sông Hinh (huyện Sông Hinh).

Số lượng thiệt hại do lâm tặc gây ra tại 2 tiểu khu trên vượt mức xử lý hành chính nên chuyển hồ sơ cho cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên thụ lý.

Ông Bé khẳng định, lâm tặc dùng phương tiện cơ giới mở đường vào rừng để phá rừng quy mô lớn, nhưng nhờ phát hiện nên ngăn chặn kịp thời.

phu yen chuyen ho so sang cqdt vu lam tac mo duong pha rung
Hiện trường vụ phá rừng

Hiện nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Sông Hinh và huyện Tây Hòa phối hợp cùng các cơ quan chức năng tuần tra ngăn chặn và phá bỏ đường do lâm tặc đã mở để ngăn chặn đưa phương tiện vào khai thác.

Trước đó, báo chí đã có nhiều bài phản ánh vùng giáp ranh giữa huyện Tây Hòa và huyện Sông Hinh của tỉnh Phú Yên, hàng loạt cây rừng đã bị lâm tặc đốn hạ, vận chuyển ra ngoài.

Giữa rừng sâu, lâm tặc đã mở một con đường rộng khoảng 1m và nhiều đường nhánh vào các khu vực trong rừng. Chúng chọn những cây rừng to dọc các con đường để chặt phá, mặt đường còn chằng chịt dấu vết còn rất mới của xe và dấu chân người đi lại.

Loại cây bị đốn hạ chủ yếu là cây giẻ (gỗ nhóm 3) có đường kính 30-40cm và các cây trâm, cây da (gỗ nhóm 5) có đường kính 50-60cm. Có những cây đường kính bằng cả vòng tay người ôm nhưng rỗng bên trong, bị lâm tặc cưa hạ rồi bỏ lại trong rừng.

Hùng Dũng

Tin liên quan