Gia đình:

Những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến sự nghiệp con trẻ (P3)

Cập nhật: 05:00 | 05/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Nuôi dạy con cái là một việc rất khó khăn và không ai có quyền đánh giá cách dạy con của người khác. Thế nhưng có một ranh giới rõ ràng giữa những lỗi mà phụ huynh có thể mắc phải và những thói quen không phù hợp của những cha mẹ “xấu”.  

nhung thoi quen xau cua bo me anh huong den su nghiep con tre p3 Những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến sự nghiệp con trẻ (P1)
nhung thoi quen xau cua bo me anh huong den su nghiep con tre p3 Muốn trở nên giàu có, hãy học cách tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ
nhung thoi quen xau cua bo me anh huong den su nghiep con tre p3 Những thói quen nên làm mỗi ngày để thông minh hơn

Được nuôi nấng bởi những phụ huynh "xấu", có thói quen xấu, trẻ thường cảm thấy không được yêu thương, không được lắng nghe, quan tâm và tin rằng việc chúng được đành giá như thế nào quan trọng hơn đặc điểm tính cách thực sự của chúng. Những đứa trẻ này khi lớn lên cũng có nguy cơ phải chịu đựng những căng thẳng, lo lắng, rối loạn tâm lý và sẵn sàng hy sinh tất cả để đạt được những mục tiêu cao.

Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra các thói quen xấu của cha mẹ có thể ảnh hưởng thực sự đến tâm lý và sự nghiệp của trẻ.

1. Khiến con sợ nhưng cũng yêu cầu con phải luôn yêu thương bố mẹ

Ở những gia đình phụ huynh có đặc điểm tính cách này, trẻ thường phải đoán tâm trạng của bố mẹ bằng tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân. Chúng luôn phải ở trong trạng thái sợ hãi và e ngại. Những bố mẹ này thường cảm thấy tức giận và bị xúc phạm vô cùng nếu lòng tốt của họ bị nghi ngờ và thông thường hay nói với con những câu kiểu như: “Bố/mẹ đã làm mọi thứ vì con mà con vẫn vô ơn như thế đấy!”

nhung thoi quen xau cua bo me anh huong den su nghiep con tre p3
Những thói quen xấu của bố mẹ ảnh hưởng đến sự nghiệp con trẻ (ảnh minh họa)

2. Bắt con cái phải chia sẻ mọi trách nhiệm nhưng không trao quyền cho con

Ở một số gia đình, bố mẹ bắt con cái của họ cùng chia sẻ những trách nhiệm. Chia sẻ ở đây có nghĩa là nếu bố uống nhiều rượu, con sẽ tin rằng chính vì những lúc chưa ngoan của mình đã làm bố phải tìm đến rượu để bình tĩnh lại. Sau này, trẻ cũng sẽ bị kéo vào những lùm xùm của người lớn, bị bắt phải nghe những than phiền của bố mẹ, làm quen với một tình huống phức tạp và học cách đặt mình vào vị trí của bố mẹ, giúp đỡ, tha thứ và an ủi. Không may thay, trong nững trường hợp như thế, trẻ thường lại không có quyền nêu lên quan điểm của chúng.

3. Kỳ vọng quá nhiều vào con nhưng lại coi thành tích của con là hiển nhiên

Rất nhiều bố mẹ luôn hy vọng con mình đạt được những thành tích tốt nhất và phấn đấu hết sức nhưng những thành tích của trẻ lại bị coi như là điều hiển nhiên. Những lời bình luận chê bai hay mang tính xem nhẹ những gì con làm được hoàn toàn có thể hủy hoại cuộc sống của trẻ bởi chúng khiến trẻ lớn lên tin rằng chúng luôn luôn là nỗi thất vọng của bố mẹ.

4. Yêu cầu con phải mở lòng với bố mẹ nhưng không ngần ngại chê cười con

Những phụ huynh “xấu” thường bắt con mình phải luôn thật lòng và thỉnh thoảng còn khiến con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc của chúng. Thế nhưng rồi sau này họ lại dùng chính những điều con đã chia sẻ với mình để trách móc hay chê cười con. Có 2 tình huống có thể xảy ra là:

- Tất cả họ hàng, hàng xóm và nhiều người khác đều biết về những gì mà con chia sẻ với bố mẹ và bố mẹ thì thấy điều này không có gì là sai cả.

- Đứa trẻ cho bố mẹ cơ hội để mắng hay đưa ra những lời bình luận về mình.

5. Hay đề cập đến thất bại và thiếu sót của con

Một đứa trẻ càng thiếu tự tin thì lại càng dễ kiểm soát. Vì thế những bố mẹ “xấu” thường đề cập đến những thất bại hay thiếu sót của trẻ và thường là họ sẽ bình luận về vẻ ngoài của con bởi đó là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất. Thậm chí nếu không có một thiếu sót rõ ràng nào, những kiểu ông bố bà mẹ này cũng sẽ tự nghĩ ra.

6. Muốn con thành công nhưng không giúp đỡ con

Đây là kiểu bố mẹ muốn con mình thành công nhưng không quan tâm con sẽ làm điều đó như thế nào. Ví dụ, họ mong muốn con họ xây dựng được một sự nghiệp thành công, chỉ miễn là con sẽ không bao giờ rời xa nhà. Kiểu phụ huynh “xấu” sẽ chỉ vui mừng vì thành tích của con mình vì 2 lý do chính:

- Họ thích khoe khoang về thành công của con để người khác phải ghen tị.

- Con cái thành công sẽ đảm bảo một cuộc sống tốt hơn cho bố mẹ.

7. Muốn con làm theo ý mình nhưng nếu con thất bị thì lại đổ lỗi cho con

Trong trường hợp này, bố mẹ thường coi con như một đồ vật: họ tự tạo những kế hoạch của họ và hi vọng con họ sẽ làm theo những kế hoạch đó. Thế nhưng họ lại không quan tâm về hậu quả của sự kiểm soát thường trực như vậy, họ khiến con phải nghĩ rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì cũng là lỗi của con.

8. Muốn con luôn nghe lời và ở bên cạnh cha mẹ

Trong những gia đình lành mạnh, phụ huynh sẽ giúp trẻ độc lập và tự sống cuộc sống của riêng con. Nhưng bố mẹ “xấu” không bao giờ muốn con họ rời đi nhưng lại luôn muốn con thấy rằng nhà cửa, tiền bạc và đồ ăn là thuộc về bố mẹ. Bất kì sự lựa chọn hay chống đối nào đều sẽ bị phớt lờ trong những trường hợp như vậy. Vậy những bố mẹ kiểu này thực sự muốn gì? Họ muốn những đứa con vô cùng nghe lời phải luôn ở bên cạnh họ.

9. Luôn nhắc con về những ân huệ bố mẹ đã trao cho

Những phụ huynh kiểu này cho con thứ gì đó mà con thực ra không cần nhưng nếu con từ chối sẽ lại vô cùng bực bội. Trẻ bắt đầu suy nghĩ rằng “Chắc bố mẹ chỉ muốn có người ở bên cạnh và cảm thấy mình có ích”. Vì thế, trẻ sẽ nhận lấy sự giúp đỡ, cảm ơn bố mẹ và đưa lại cho bố mẹ cái gì đó để đáp lại. Nhưng sẽ không có một kết cục tốt đẹp bởi vì bố mẹ sẽ luôn luôn nhắc con cái những “ân huệ” mà họ đã làm cho con. Rốt cục trẻ sẽ bị biến thành những tù nhân:

- Nếu trẻ từ chối sự giúp đỡ từ bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng từ chối giúp đỡ từ một người thân là vô lễ.

- Trong trường hợp trẻ nhận sự giúp đỡ của bố mẹ: Trẻ cảm thấy rằng chúng phải biết ơn bố mẹ và phải luôn sẵn sàng giúp đỡ lại bất cứ lúc nào.

10. Bắt con tin tưởng bố mẹ nhưng luôn can thiệp vào đời sống riêng của con

Đối với những phụ huynh “xấu”, sẽ không có những khái niệm như cuộc sống riêng tư hay không gian cá nhân cho con. Nếu con cái cố tạo ra không gian và lãnh thổ riêng, những phụ huynh này sẽ buộc tội con là không tin tưởng họ. Và con họ cũng thường phải trả lời những câu hỏi như “Sao con không rửa cái cốc đó đi?” hay “Sao con lại phí tiền vào cái thư rác rưởi đó chứ?”. Những bố mẹ kiểu này không tôn trọng cuộc sống và những quyết định cá nhân của con họ.

Nhân Mã