Nghỉ hưu với 120 tỷ tiền tiết kiệm, tôi ngỡ sung sướng nhưng hoá đau đầu vì... quá nhiều tiền

Cập nhật: 11:06 | 14/08/2023 Theo dõi KTCK trên

Khi đã sống dành dụm cả đời, đôi khi thật khó để thay đổi chi tiêu, vì vậy hãy thử cho đi tiền của mình.

Độc giả có tên tài khoản là NJ Zoom chia sẻ với Market Watch rằng ông đã về hưu nhưng sở hữu khoản tiết kiệm đến 5 triệu USD. Vấn đề của ông là mỗi năm chỉ chi tiêu 2% số tiền đó, nên không biết phải làm sao để phân bổ hợp lý. Ông làm việc trong bộ phận quản trị giáo dục, 65 tuổi. Ông hiện đang có một khoản tiền tiết kiệm quá lớn sau nhiều năm làm việc.

Cụ thể là: lương hưu 15.000 USD/năm, khoản tiết kiệm thanh toán lãi cố định hàng năm 4,5% là 900.000 USD; 3,5 triệu USD trong tài khoản IRA (quỹ hưu trí cá nhân); 270.000 USD trong tài khoản Roth IRA (quỹ hưu trí cá nhân có ưu đãi thuế); 1,3 triệu USD trong tài khoản môi giới chứng khoán; 150.000 USD tài khoản dùng để thanh toán chi phí hàng ngày; và 150.000 USD trong quỹ MMF.

NJ Zoom cho biết ông không có bất kỳ khoản nợ vào thời gian này và chi tiêu khoảng 100.000 USD/năm. Vấn đề của ông là phải rút tiền từ tài khoản hưu trí theo đúng quy định tuổi nghỉ hưu trước khi bước sang tuổi 72. Do đó, ông đang gặp khó khăn khi phải chi tiêu nhiều hơn và không biết phải làm gì.

Theo cố vấn tài chính, vấn đề của NJ Zoom tương đối dễ giải quyết, việc ông nên làm là “cho tiền”. Khi có nhiều tài sản hơn mức chi tiêu của mình, mọi người có thể chia sẻ cho người khác và mang lại niềm vui cho mình.

Với trường hợp của NJ Zoom, cố vấn tài chính cho biết ông nên xác định mục đích của mình là gì. Dường như mua sắm những thứ đắt tiền không phải mục tiêu của ông. Hơn nữa, NJ Zoom không chỉ gặp vấn đề việc việc phân phối tối thiểu số tiền bắt buộc mà tài sản của ông còn có thể phải chịu thuế sau năm 2026.

Nghỉ hưu với 120 tỷ tiền tiết kiệm, tôi ngỡ sung sướng nhưng hoá đau đầu vì... quá nhiều tiền

Đây là kế hoạch có thể giúp NJ Zoom mà các chuyên gia của Market Watch đưa ra:

Làm từ thiện

Hầu hết các khoản uỷ thác từ thiện là không thể thu hồi, tức là không ai có thể thay đổi ý định và lấy lại tiền sau khi đóng góp từ thiện. Do đó, NJ Zoom có thể bắt đầu tặng những “món quà” giá trị lớn hơn.

Nếu không chắc mình muốn quyên góp ở đâu, có thể bắt đầu bằng cách đóng góp vào quỹ nào đó như quỹ do nhà tài trợ tư vấn, nơi có thể để dành tiền trong một tài khoản để số tiền đó có thể phát triển và sau đó quyết định phân bổ số tiền đó vào đâu. Ông sẽ được khấu trừ thuế trong năm mình quyên góp. Nếu có ý định làm từ thiện, có thể thiết lập quỹ từ thiện còn lại ủy thác, cho phép bản thân nhận được nguồn thu nhập từ quỹ ủy thác trong suốt cuộc đời của mình, nhưng phần còn lại khi ông qua đời sẽ được chuyển đến tổ chức từ thiện được chỉ định.

Ngoài ra, cố vấn tài chính cũng khuyên NJ Zoom nên chuyển tiền sang cả tài khoản QCD (phân phối khoản từ thiện có điều kiện). Ông cũng có thể xem xét chuyển một phần tiền trong IRA trong 10 năm tới sang hoặc chuyển đổi Roth IRA. Tuy nhiên, việc này sẽ chỉ giúp ông tránh được việc phân bổ tiền bắt buộc và giúp người thừa kế giảm gánh nặng thuế.

Dùng tiền mặt trực tiếp

Nếu đã dành cả sự nghiệp của mình trong lĩnh vực giáo dục một cách để tạo ra sự khác biệt lớn trong lĩnh này và rút tiền từ tài khoản và giúp đỡ các cháu hay bạn bè thân thiết chi trả học phí.

Ngoài ra, ông có thể tài trợ gói 529 plan cho tài khoản học đại học với số tiền hàng năm là 17.000 USD. Ví dụ, có người muốn hỗ trợ cho các cháu của mình và giảm số tài sản phải chịu thuế, nên họ đã tài trợ trước cho tài khoản học đại học của 11 người cháu.

Ngoài ra, ông cũng có thể tặng 17.000 USD mỗi năm cho người thân. Có thể đó là quà tặng cho dịp nghỉ lễ hay sinh nhật.

Nhật Linh

Tin liên quan