Niềm vui của cổ đông doanh nghiệp chủ thương hiệu Phân bón Đầu Trâu

Cập nhật: 14:06 | 09/05/2024 Theo dõi KTCK trên

Trái với diễn biến của các đại gia phân bón đầu ngành như DPM hay DCM, cổ phiếu BFC lại duy trì xu hướng tăng tích cực trong vòng 1 năm trở lại đây...

Trên thị trường chứng khoán, trái với diễn biến của các đại gia phân bón đầu ngành như DPM, DCM, cổ phiếu BFC của Công ty CP Phân bón Bình Điền lại duy trì xu hướng tăng tích cực trong vòng 1 năm trở lại đây. Theo đó, so với thời điểm cách đây một năm, thị giá BFC đã tăng gần 140% lên mức 34.450 đồng/cổ phiếu (phiên giao dịch chiều ngày 9/5).

Đáng chú ý, với mức tăng tạm tính gần 2% cùng vị thế mua chủ động chiếm áp đảo phiên hôm nay, cổ phiếu BFC đã có 6 phiên tăng liên tiếp, trong đó có một phiên tăng trần, đưa thị giá BFC tăng hơn 25% lên mức cao nhất 2 năm. BFC hiện cũng đang tiến rất gần mức đỉnh lịch sử gần 39.000 đồng lập được hồi cuối tháng 3/2022.

Niềm vui của cổ đông doanh nghiệp chủ thương hiệu Phân bón Đầu Trâu
Thị giá cổ phiếu BFC đang tiến rất gần mức đỉnh lịch sử

Hồi cuối tháng 4/2024, tại TP. HCM, Phân bón Bình Điền - chủ thương hiệu "Phân bón Đầu Trâu" đã tổ chức ĐHCĐ thường niên 2024. Tại Đại hội, ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc cho biết, năm 2023, tình hình kinh tế nói chung và ngành sản xuất kinh doanh phân bón nói riêng gặp nhiều khó khăn thách thức như xung đột Nga - Ukraine kéo dài, áp lực lạm phát cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp.

Dù vậy, công ty vẫn ghi nhận mức doanh thu kỷ lục gần 8.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 196,2 tỷ - giảm 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi trước thuế công ty mẹ đạt 237,5 tỷ đồng - tăng tới 43% so với năm trước và vượt 53% kế hoạch cả năm.

Năm 2024, doanh nghiệp dự báo tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều yếu tố bất lợi, giá cả nông sản, phân bón không ổn định, thời tiết diễn biến phức tạp; bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước. Theo đó, Phân bón Bình Điền đặt mục tiêu tổng doanh thu 7.137,1 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 210 tỷ.

Niềm vui của cổ đông doanh nghiệp chủ thương hiệu Phân bón Đầu Trâu
Ông Ngô Văn Đông, Tổng giám đốc BFC trao đổi tại đại hội

Tiền gửi ngân hàng giảm sâu quý đầu năm 2024

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của BFC, quý 1/2024 doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 1.940 tỷ đồng, tăng 44% so với mức 1.342 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 33%, lên mức 1.676 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng cao gấp 3,1 lần, từ mức 83 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2023) lên 263,6 tỷ đồng.

Chi phí tài chính của BFC giảm 42%, còn 20,4 tỷ đồng. Doanh thu tài chính tăng từ 3 tỷ đồng lên 4,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng tăng 1,8 lần, đạt 118,6 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 36%, đạt 34,9 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí khác của doanh nghiệp tăng từ 376 triệu đồng lên 2,9 tỷ đồng. Chí phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng thêm 15 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,4 tỷ đồng; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ở mức 12,1 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước BFC không có khoản này).

Quý đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của BFC đạt 91 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2023 BFC ghi nhận -39 tỷ đồng). Năm 2024, BFC đặt mục tiêu đạt 210 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, với kết quả quý 1/2024 BFC đã hoàn thành 43% kế hoạch năm về lợi nhuận.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản của BFC tại ngày 31/3/2024 đạt 3.630 tỷ đồng, tăng 5% so với mức 3.454 tỷ đồng tại ngày đầu năm 2024. Khoản tiền gửi ngân hàng có mức giảm tương đối sâu với -75% so với ngày đầu năm, còn đạt 150,1 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của BFC giảm từ 329 tỷ đồng còn 146,6 tỷ đồng; tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng giảm từ 273 tỷ đồng còn 3,5 tỷ đồng.

Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 26%, lên mức 727 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng từ 1.522 tỷ đồng lên 1.972 tỷ đồng, trong đó nguyên vật liệu tăng từ 787 tỷ đồng lên 1.143 tỷ đồng, thành phẩm tăng từ 575 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Nợ phải trả của BFC tại ngày cuối kỳ ở mức 2.278 tỷ đồng, tăng 5% so với mức 2.168 tỷ đồng tại ngày đầu năm 2024. Khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng 115%, đạt 498 tỷ đồng. Vay ngắn hạn đạt 1.433 tỷ đồng, giảm 3,4%; vay dài hạn đạt 8,7 tỷ đồng, giảm 8,8% so với ngày đầu năm 2024.

Nhận định chứng khoán phiên 9/5: Không an toàn cho vị thế mua mới?

Phiên giao dịch ngày 8/5, nỗ lực bứt phá cuối phiên ATC giúp chỉ số lấy lại được sắc xanh, khép lại 1 ngày giao ...

"Sell in May" không còn đáng ngại, TPS gợi ý nhóm cổ phiếu tiềm năng cho tháng 5

Theo báo cáo TPS, tháng 5 theo các chu kỳ giao dịch hàng năm thường không có những biến động quá lớn và nhà đầu ...

Chứng khoán phiên sáng 9/5: VN-Index đột ngột giảm điểm

Chứng khoán phiên sáng 9/5 mở cửa phiên sáng trong sắc xanh, thị trường đột ngột quay đầu giảm điểm khi hết giờ nghỉ trưa...

Nguyên Nam

Tin liên quan