Ngành mía đường lâm nguy vì đường lậu, doanh nghiệp sản xuất đang "hấp hối"

Cập nhật: 15:16 | 12/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hằng năm, ngành mía đường đã sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn đường và đóng góp ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mía đường và nông dân trồng mía đang lâm nguy khi lượng đường tồn kho ngày càng lớn, không tiêu thụ nổi, giá mía giảm thấp, diện tích trồng mía thu hẹp, bởi đường nhập lậu tràn ngập trên thị trường...

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Đề xuất tăng thuế 5% đối với thép cuộn cán nóng...

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

422 dự án thất thoát, 450 dự án phải ngừng thực hiện trong năm 2018

Lỗ...

Hiện cả nước còn tồn kho khoảng 650.000 tấn đường, mức cao kỷ lục từ trước đến nay của ngành. Do nhiều diễn biến bất lợi, hiện đã có 17/36 nhà máy sản xuất đường báo lỗ.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Tại CTCP Mía đường Sơn La, lượng đường đang ùn ứ gần 40.000 tấn với giá trị tương đương 500 tỷ đồng. CTCP Mía đường Tuy Hòa đến thời điểm này vẫn còn khoảng 15.000 tấn nằm “bất động” trong kho, tương đương hơn 170 tỷ đồng.

Đó là những trường hợp khó khăn nổi bật hiện nay khi giá đường thấp, nhu cầu tiêu thụ đường suy yếu khiến tồn kho tăng cao.

Ở tình hình chung, với khó khăn trên, diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể đã kéo sản lượng mía đường Việt Nam liên tục giảm.

Sau khi lập đỉnh 23,47 UScent/pound vào đầu tháng 10/2016, giá đường đã giảm do thừa cung. Từ đầu năm 2019, giá tăng 5,7%, cho thấy tín hiệu bắt đầu phục hồi. Nhưng tín hiệu này lại chưa đủ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đối diện với một khó khăn khác nữa.

Cụ thể, dự báo năm 2019, nhu cầu tiêu thụ đường của cả nước đạt khảng 1,5 - 1,6 triệu tấn/năm, trong khi sản xuất chỉ đạt 1,2 triệu tấn/năm, cung không đủ cầu là lý do khiến buôn lậu đường tăng mạnh. Đặc biệt, từ tháng 8 trở đi các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, như An Giang, Đồng Tháp vào mùa nước lên, là điều kiện tốt hỗ trợ buôn lậu đường tăng mạnh.

Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), mỗi năm có khoảng 500.000 tấn đường được buôn lậu vào Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành mía đường trong nước và tác động lên mặt bằng giá. Giá đường ở phía Bắc, Nam Trung Bộ bị ảnh hưởng nhiều nhất do năng suất thấp hơn phía Nam.

Từ những khó khăn trên, hiện có 17/36 nhà máy sản xuất đường thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu.

VSSA dẫn ra 3 nguyên nhân dẫn đến tồn kho đường tồn kho tăng: Một là do khối lượng đường ngoại nhập tăng; hai là, đường được cho là tạm nhập tái xuất nhưng không tái xuất mà để lại tiêu thụ ở thị trường trong nước; ba là, lượng đường nhập lậu ngày càng tăng cao.

Theo nghiên cứu của GS.TS Võ Tòng Xuân, giá thành sản xuất mía tại Việt Nam quá cao (50 USD/tấn) khó lòng cạnh tranh với các nước sản xuất đường khác, như Thái Lan là 30 USD/tấn, Brazil chỉ 16 USD/tấn và Úc chỉ có 18 USD/tấn.

Năm 2017, số lượng nhà máy đường trên cả nước đã giảm từ 46 xuống còn 42. Theo số liệu cập nhật mới nhất trong năm 2019, số lượng nhà máy đường trên cả nước còn 36. Hiện có nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng nên rất khó dự đoán chính xác còn bao nhiêu nhà máy sẽ trụ lại được trong niên vụ 2019 - 2020.

Theo đại diện VSSA, hai năm qua, nhiều nhà máy đường gặp khó khăn về tài chính. Trong bối cảnh Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) vẫn chưa áp dụng ở Việt Nam, nhiều nhà máy đường cũng chưa dám công bố giá mua mía với nông dân vì muốn chờ chính sách từ các cơ quan quản lý. Điều này khiến người trồng mía không còn mặn mà với cây mía. Nếu không có giải pháp tháo gỡ sẽ có nhiều nhà máy đường đã thua lỗ nặng có nguy cơ đóng cửa.

Thực trạng trên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ mía 2018/2019 mà còn được dự báo sẽ kéo dài đến những vụ mía tiếp theo sau khi ATIGA có hiệu lực.

Con đường nhập lậu

Thống kê cho thấy, giai đoạn 1999 - 2008, lượng đường nhập lậu khoảng 100.000 tấn một năm. Đến 2009 - 2015, lượng đường nhập lậu gấp 3 lần trước đó khoảng 350.000 tấn một năm. Từ niên vụ 2015 - 2016 đường nhập lậu và gian lận thương mại với khối lượng ước tính khoảng 800.000 tấn mỗi năm.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Đường nhập lậu từ Thái Lan công khai, thách thức dư luận và cơ quan chức năng. Đường lỏng sản xuất từ tinh bột ngô (HFCS) nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn và có chiều hướng gia tăng, đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất đường nội địa. Khu vực buôn lậu đường “nóng” nhất là các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Ðồng Tháp, Long An, Quảng Trị, Hà Tĩnh… Ngoài ra còn được vận chuyển qua đường biển ở Hải Phòng, Thái Bình... Đường nhập lậu được tập kết dọc biên giới Lào và Campuchia rồi vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy vào nước ta, sau đó được đưa đến nơi tập kết và vận chuyển bằng ôtô về các điểm tiêu thụ.

Theo VSSA, thông thường, sau khi tập kết vào nước ta, đường nhập lậu được gỡ bỏ bao bì của nước sản xuất rồi “mặc” bao bì, nhãn mác của nhà máy, công ty đường trong nước để đánh lừa người tiêu dùng… Tuy nhiên, trước đây các đối tượng buôn lậu sang chiết đường cát vào những bao nhỏ, vận chuyển ban đêm để tránh bị phát hiện, thì nay ngang nhiên vận chuyển bằng xe tải lớn, khi đưa vào thị trường trong nước, bán tại các cửa hàng vẫn còn nguyên bao, nhãn mác nước ngoài. “Có thời điểm lực lượng quản lý thị trường ập vào kho và phát hiện, bắt giữ được hàng chục tấn đường còn nguyên bao, mác, chữ Thái Lan”, Chủ tịch VSSA Phạm Quốc Doanh cho biết.

Chỉ riêng hai khoản thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng không phải chịu đã khiến đường nhập lậu rẻ hơn đường nội địa khoảng 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, Chính phủ có chủ trương cho phép tạm nhập, tái xuất đường nhưng kiểm soát không tốt dẫn tới đường tạm nhập được tuồn ra tiêu thụ trên thị trường nội địa, gây khó khăn chồng chất cho việc tiêu thụ đường trong nước. Để cạnh tranh với đường nhập lậu, các doanh nghiệp bắt buộc phải hạ giá đường nội địa 1.000 đồng/kg, cũng đồng nghĩa với việc phải giảm giá mua mía nguyên liệu của nông dân. Hệ lụy này dẫn đến hệ lụy khác.

Cùng với đó, từ 1/1/2020, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) chính thức được áp dụng, tất cả hạn ngạch và thuế nhập khẩu đường dự kiến bị bãi bỏ hoàn toàn. Mía đường Việt Nam sẽ phải trực tiếp đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp mía đường nước ngoài.

Để quy hoạch lại ngành mía đường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, Bộ sẽ rà soát, xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu, rà soát những nhà máy, vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể di chuyển nhà máy đến vùng có lợi thế hơn. Đảm bảo sản xuất mía ổn định 300.000 ha và không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Theo TS Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Thực thi pháp quyền là quan trọng nhất

Dĩ nhiên, một mặt nào đó, người tiêu dùng được hưởng lợi, nhiều doanh nghiệp sản xuất cà phê, bánh kẹo cũng thuận lợi hơn do giá đường bán trên thị trường rẻ. Nhưng xét ở góc độ doanh nghiệp sản xuất đường thì việc đường nhập lậu tăng cao, giá đường xuống thấp khiến lượng đường tồn kho tăng cao, doanh nghiệp gặp khó khăn vì thua lỗ.

Việc không kiểm soát được đường nhập lậu sẽ không khuyến khích đầu tư trong nước, ngành mía đường sẽ khó có thể phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng không kiểm soát được đường nhập lậu sẽ thể hiện quyền uy của pháp quyền hạn chế, trong khi pháp quyền là yếu tố quan trọng cho một quốc gia phát triển.

Một vấn đề nữa cũng đang gây khó đối với doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước là tình trạng tạm nhập, tái xuất đang diễn ra rất phổ biến. Việc tạm nhập, tái xuất liên quan đến thuận lợi hóa thương mại và cũng là một thông lệ trong quan hệ thương mại giữa các nước. Nhưng có vấn đề lớn là tạm nhập nhưng không tái xuất mà để bán trong nước hay tạm nhập, tái xuất nhưng lại làm méo mó những dữ liệu để lách thuế.

Để hạn chế được hai vấn đề trên, việc thực thi pháp quyền vẫn là quan trọng nhất. Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật sẽ giúp tạm thời làm yên ổn thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có cơ hội để giải quyết phần nào lượng đường tồn kho hiện tại.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Ông Lê Hồng Thái - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Casuco: Khuyến khích nông dân trồng mía

Hiện nay, diện tích mía của Casuco chỉ còn khoảng 7.000 ha, trước đây tới 12.000 - 15.000 ha. Lý do giảm mạnh diện tích là do nông dân trồng mía khó khăn nên chuyển đổi sang trồng loại cây khác. Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất đường bị lỗ do giá đường giảm sâu, đường nhập lậu tràn lan, quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất chưa tốt.

Giá đường sản xuất của chúng tôi không thua kém các nước trong khu vực nhưng không cạnh tranh nổi với đường nhập lậu. Thái Lan có chương trình trợ giá rất tốt nên đường Thái Lan đủ sức cạnh tranh với hầu hết đường của các nước. Hiện chúng tôi có 2 nhà máy nhưng chỉ 1 nhà máy hoạt động, vì chỉ có 400.000 - 500.000 tấn mía nguyên liệu trong khi cần tới 800.000 tấn. Chúng tôi đang tập trung thực hiện các giải pháp để khuyến khích nông dân gắn bó với cây mía như đưa giống mía chất lượng cao, nghiên cứu thiết bị đốn chặt, mua mía tại ruộng để giảm bớt các chi phí.

Thiết nghĩ, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích đối với nông dân trồng mía. Hiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lúa và mía. Nếu tính chuyển đổi sang cây ăn trái, hay đào ao nuôi cá thì liệu có bảo đảm được đầu ra không?

Nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ thì 100 triệu dân Việt Nam sẽ ăn đường Thái Lan, vì nhà máy sản xuất đường trong nước sẽ phải đóng cửa hết. Cây mía nằm trong danh mục cây xóa đói giảm nghèo. Trước đây, Chính phủ đã có chương trình 1 triệu tấn đường, hình thành 44 nhà máy sản xuất đường, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước năm 1990, chúng ta phải nhập khẩu cả tỷ USD đường để phục vụ tiêu dùng. Nhưng khi có 44 nhà máy này, hơn 1 triệu tấn đường theo chương trình của Chính phủ đã đáp ứng nhu cầu đường trong nước, không phải nhập khẩu, tiết kiệm nhiều ngoại tệ.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Ông Nguyễn Văn Lộc - Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường MK: Có biện pháp cứng rắn với đường nhập lậu

Thực chất, cách hội nhập của doanh nghiệp Thái Lan đang được đánh giá là cạnh tranh không công bằng. Giá thành sản xuất đường của Thái Lan không thấp hơn Việt Nam, nhưng Chính phủ Thái Lan trợ cấp cho nông dân, trợ cấp cho đường xuất khẩu, khiến giá đường xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất. Brazil đã có đủ bằng chứng về việc này và đã kiện ngành đường Thái Lan lên WTO.

Việt Nam phải có biện pháp cứng rắn với đường nhập lậu. Tính đến nay, đường nhập lậu đã hoành hành ở nước ta hơn 20 năm. Có những giai đoạn chúng ta đã ít nhiều kiểm soát được vấn nạn này. Cụ thể như vụ bắt giữ trùm buôn lậu đường mấy năm trước đã có những tác động lớn đến tình hình đường nhập lậu lúc bấy giờ. Theo các doanh nghiệp đường trong nước, giai đoạn đó tình trạng buôn lậu đường giảm mạnh. Tuy nhiên, 3 năm gần đây, tình trạng nhập lậu đường tái diễn phức tạp, không thể kiểm soát nổi.

Điều đó chứng tỏ một khi luật pháp thể hiện được tính nghiêm minh thì đường nhập lậu sẽ giảm.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

Ông Thái Văn Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Mía đường Tuy Hòa: Không chọn tạm nhập,tái xuất đường

Doanh nghiệp có thể tạm nhập, tái xuất đường nhưng chúng tôi không chọn phương cách đó vì nó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và người bị ảnh hưởng lớn nhất là nông dân.

Hiện nay, thay vì nhập đường thô, một số doanh nghiệp còn nhập luôn đường tinh luyện, sau đó chỉ thay bao bì và trà trộn vào đường sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, việc không kiểm soát được đường nhập lậu từ phía Tây Nam nước ta nhiều năm qua, cộng với hành động “nhập nhèm” của đường tạm nhập, tái xuất khiến doanh nghiệp mía đường trong nước không đủ sức cạnh tranh về giá.

Đặc biệt, thực thi Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đến đầu năm 2020, thuế suất thuế nhập khẩu đường chỉ còn 0%, đẩy doanh nghiệp mía đường làm ăn chân chính vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, nguy cơ phá sản rất cao.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế: Quyết liệt quy hoạch lại ngành mía đường

Mía đường là ngành sản xuất quan trọng, không chỉ với nông nghiệp, nông dân. Vì thế, cần phải có cách nhìn đúng đắn để từ đó quyết liệt quy hoạch lại ngành mía đường trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Theo đó, tôi cho rằng, mía đường Thái Lan được Chính phủ bảo hộ với nhiều chính sách, trong đó có trợ giá, tại sao Việt Nam không làm như vậy? Chúng ta cũng phải đưa ra những giải pháp bảo hộ cần thiết phù hợp và khả thi. Nếu không làm được, không có những giải pháp bảo hộ khả thi, đó là lỗi của ngành Công Thương.

Về vấn đề buôn lậu đường, phải có luật xử trách nhiệm cá nhân. Đồng thời, phải quy hoạch ổn định ngành mía đường tương tự với quy hoạch an ninh lúa gạo, ngăn chặn tình trạng tự phát gắn với chính sách phát triển chuỗi công nghiệp chế biến. Cần phải thực hiện hỗ trợ cho ngành mía đường tất cả các khâu, từ giống, tiêu dùng đến xuất khẩu…

Ngoài ra, chúng ta phải mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác trong nước để tái cơ cấu ngành mía đường. Bên cạnh đó, cần tính đến việc đa dạng hóa các sản phẩm từ mía đường, đặc biệt là những sản phẩm năng lượng.

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi SBT thoái vốn khỏi Mía đường Tây Ninh với giá gấp 2,5 lần giá vốn

TBCKVN - Thành Thành Công Biên Hòa (TTC Sugar, HOSE – Mã chứng khoán: SBT) vừa công bố thông tin bán cổ phần tại Mía ...

nganh mia duong lam nguy vi duong lau doanh nghiep san xuat dang hap hoi Mía đường Thành Thành Công huy động vốn cho khoản nợ hơn 11.000 tỷ

TBCKVN - HĐQT CTCP Mía đường Thành Thành Công - Biên Hòa - TTC Sugar (HOSE: SBT) cho biết tiếp tục chủ trương phát hành cổ ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm