Nga bỏ lệnh cấm bán tiền mặt ngoại tệ cho người dân từ 18/4

Cập nhật: 08:12 | 09/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Ngân hàng Trung ương Nga vừa ra thông báo về việc bãi bỏ lệnh cấm bán tiền mặt ngoại tệ cho người dân từ ngày 18/4/2022.

Trong 3 tháng đầu năm 2022, TP HCM đã ghi nhận dòng vốn FDI đổ vào giảm hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhận định chứng khoán tuần từ 12-15/4/2022: VN-Index kiểm định lại vùng 1.470–1.480 điểm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quan ngại vì sự suy yếu của đồng Yen

Cụ thể, Ngân hàng Trung ương Nga tối 8/4 cho biết sẽ bãi bỏ lệnh cấm bán tiền mặt ngoại tệ cho người dân từ ngày 18/4 nhưng các ngân hàng sẽ chỉ được bán ngoại tệ mua từ ngày 9/4.

Ngân hàng Trung ương Nga cũng cho phép người dân được rút tiền mặt euro trong tài khoản tiền gửi từ ngày 9/4 với mức giới hạn giá trị không quá 10.000 USD (áp dụng đến ngày 9/9). Số tiền rút vượt quá ngưỡng trên sẽ phải chuyển sang đồng ruble.

Bên cạnh đó, từ ngày 11/4, Ngân hàng Trung ương Nga cũng sẽ hủy bỏ mức chiết khấu 12% cho các giao dịch bằng USD và euro trên sàn hối đoái sau hơn một tháng áp dụng.

Ngân hàng Trung ương Nga cho thấy thị trường tiền tệ ở nước này đã dần đi vào ổn định sau khi ngành ngân hàng phải chịu nhiều biện pháp trừng phạt khắt khe của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga tại quốc gia láng giềng Ukraine.

0822-bank

Liên quan đến tài chính Nga, Theo Reuters, Ngân hàng trung ương Nga (CBR) đã cắt giảm mạnh lãi suất cơ bản từ 20% xuống còn 17% vào hôm 8/4, đồng thời không loại trừ khả năng sẽ cắt giảm tiếp trong tương lai.

Đây được xem là các biện pháp khẩn cấp nhằm ngăn chặn rủi ro đối với sự ổn định tài chính, giúp mang tiền gửi trở lại các ngân hàng và hạn chế nguy cơ lạm phát. Tháng trước, CBR giữ lãi suất cơ bản ở mức 20% sau đợt tăng khẩn cấp lớn vào tháng 2. Họ đã bắt đầu mua trái phiếu chính phủ OFZ, cũng như cảnh báo về khả năng lạm phát tăng cao và kinh tế suy giảm.

Ngày 8/4, CBR đã bất ngờ cắt giảm 300 điểm lãi suất cơ bản (3 điểm %), quyết định được đưa ra trước cuộc họp thường kỳ tiếp theo diễn ra vào ngày 29/4. Động thái này phản ánh sự thay đổi trong cán cân rủi ro đến từ các yếu tố như giá tiêu dùng tăng nhanh, suy giảm kinh tế và rủi ro ổn định tài chính

"Rủi ro về ổn định tài chính vẫn còn hiện hữu, nhưng đã không còn gia tăng trong thời điểm hiện tại, bao gồm cả việc do các biện pháp kiểm soát vốn được áp dụng. Có một dòng tiền ổn định đổ vào các khoản tiền gửi có kỳ hạn cố định", tuyên bố của tổ chức này cho biết.

Lạm phát hàng năm ở Nga đã tăng mạnh lên 16,70% kể từ ngày 1/4. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2015. Điều này xảy ra do giá đồng rúp biến động sau các lệnh trừng phạt đến từ Mỹ và phương Tây.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết tác vẫn còn nhiều thách thức từ các tác động bên ngoài đối với nền kinh tế Nga, dự báo sẽ còn nhiều hạn chế đáng kể với hoạt động kinh tế.

Tuy nhiên, CBR cho rằng điều này giúp mở ra triển vọng giảm lãi suất trong thời gian tới. CBR dự báo lạm phát sẽ tiếp tục tăng nhưng đang có dấu hiệu chậm lại.

"Việc thắt chặt tiền tệ được bù đắp một phần bởi các chương trình hỗ trợ cho vay do chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra, nhưng nó sẽ tiếp tục hạn chế rủi ro lạm phát", tuyên bố của CRB cho biết.

Thu Thủy

Tin liên quan