Thanh Hóa:

Lập chứng từ giả để rút tiền ngân sách, một kế toán trường THPT bị bắt

Cập nhật: 15:55 | 05/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Ngày 4/8/2020, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành bắt tạm giam bị can Lê Mai Sáng, sinh năm 1983 (nguyên là kế toán trường PTTH Nông Cống 3), trú ở khu phố 3, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước về tội tham ô tài sản....

Thanh Hóa có tân Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn

Ra Công điện khẩn số 17 chỉ đạo ứng phó với bão Sinlaku

Cách chức và kỷ luật hàng loạt lãnh đạo huyện Yên Định vì nợ chi tiêu gần 52 tỉ đồng

3042 dt sang
Cơ quan CSĐT CA tỉnh Thanh Hóa thi hành lệnh bắt tạm giam đối tượng Lê Mai Sáng

Theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa ngày 04/8/2020, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành khởi tố vụ án và ra lệnh bắt tạm giam đối với bị can Lê Mai Sáng, sinh năm 1983 (nguyên là kế toán trường PTTH Nông Cống 3) về tội tham ô tài sản

Theo tài liệu của cơ quan CSĐT CA tỉnh Thanh Hóa, do nợ nần nhiều nên từ tháng 01/2019 đến 8/2019, được giao nhiệm vụ kế toán trường PTTH Nông Cống 3, Lê Mai Sáng đã giả mạo chữ ký của ông Lương Văn Phán, Hiệu trưởng nhà trường để lập khống 22 bộ chứng từ về chi mua sắm, sửa chữa nhằm rút tiền ngân sách tại Kho bạc Nhà nước huyện Nông Cống với tổng số tiền 1.118.750.000 đồng.

Sau khi rút được toàn bộ số tiền này, Lê Mai Sáng đã sử dụng hết vào mục đích chi tiêu cá nhân. Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ và xử lý theo qui định của pháp luật

Theo Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội tham ô tài sản tùy vào mức độ phạm tội sẽ phải chịu các mức hình phạt sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.

Nhật Nam