Cẩm nang:

Làm sao để tỉnh táo ngay khi thức dậy? (P4: Điều chỉnh thói quen ban ngày và ban đêm)

Cập nhật: 03:00 | 22/02/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Cũng như tất cả mọi người, bạn luôn muốn thức dậy với một cảm giác tươi mới và bộ não luôn ở trạng thái hoạt động. Nhưng khi chuông báo thức vang lên, chúng ta lại nhấn nút báo lại để ngủ nướng thêm vài phút. Bạn có thể giúp cho bản thân trở nên tỉnh táo hơn bằng cách thay đổi lịch trình, điều chỉnh lối sống đơn giản.  

lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p4 dieu chinh thoi quen ban ngay va ban dem Làm sao để “tồn tại” trong thời gian thử việc? (P2)
lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p4 dieu chinh thoi quen ban ngay va ban dem Làm sao để “tồn tại” trong thời gian thử việc? (P1)
lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p4 dieu chinh thoi quen ban ngay va ban dem Làm sao để kiềm chế cơn “tức giận”?

1. Tạo không gian yêu bình trong phòng ngủ

Thiết lập nhiệt độ mát và tối vào ban đêm, chẳng hạn như dùng rèm che hoặc mặt nạ ngủ. Dùng nút bịt lỗ tai hoặc quạt để chặn tiếng ồn bên ngoài.

Phòng ngủ chỉ dùng để ngủ và làm “chuyện ấy”. Không nên học bài, đọc sách, chơi game, dùng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v…), và xem tivi trên giường.

Nệm ngủ phải mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu. Nếu hai người ngủ chung, diện tích giường cần đủ rộng để ngủ thoải mái. Không để trẻ em hay thú cưng leo lên giường vì chúng có thể gây phiền toái cho bạn.

lam sao de tinh tao ngay khi thuc day p4 dieu chinh thoi quen ban ngay va ban dem
Ảnh minh họa

2. Ăn uống cân bằng

Điều này giúp cơ thể hoạt động tốt hơn trong việc duy trì chu kỳ giấc ngủ lành mạnh, nhưng bạn cần thực hiện một số điều sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình

Không ăn no vào ban đêm và trước khi ngủ, cũng như không để bụng đói khi chuẩn bị lên giường.

Không uống nước quá nhiều trước khi lên giường, nếu không bạn sẽ phải đi tiểu vào ban đêm làm phá hỏng giấc ngủ.

Giảm tiêu thụ cà-phê-in. Không dùng đồ uống có cà-phê-in sau hai giờ chiều.

Không hút thuốc gần giờ đi ngủ. Ni-cô-tin có tác dụng kích thích và khiến đầu óc tỉnh táo hơn.

Không uống rượu bia gần giờ đi ngủ. Ngay cả khi đồ uống có cồn làm bạn buồn ngủ, nhưng chất lượng giấc ngủ sẽ không được tốt.

3. Thay đổi hoạt động trong ngày

Chất lượng giấc ngủ có thể được cải thiện thông qua rèn luyện thể chất, phơi nắng, và ngủ trưa.

Tập luyện theo hướng dẫn khuyến cáo. Tiêu chuẩn bao gồm 150 phút hoạt động rèn luyện tim mạch hàng tuần. Bạn nên tập thể dục vào ban ngày hoặc chiều tối, cũng như tránh tập ngay trước khi đi ngủ. Tập thể dục vào sáng sớm giúp bạn có thêm năng lượng và trở nên tỉnh táo hơn.

Sự liên kết giữa tập luyện phù hợp và giấc ngủ đã được chứng minh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các bài tập tim mạch vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, có thể giúp cho người bị mất ngủ dễ chìm vào giấc ngủ so với người không luyện tập

Tận dụng ánh sáng mặt trời ban ngày. Ánh nắng có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh vitamin D và điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Bạn nên tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và tránh phơi nắng vào buổi chiều tối.

Nếu cần ngủ trưa, bạn chỉ nên ngủ từ 20-30 phút vào thời điểm giữa chiều.

4. Tập thói quen thư giãn trước khi ngủ

Ánh sáng phát ra từ tivi và màn hình thiết bị điện tử có thể gây kích thích và làm bạn tỉnh táo. Vì thế bạn nên thực hiện các hoạt động thư giãn, chẳng hạn như đọc sách, thiền, ghi nhật ký, hoặc đan len.

Tắm nước nóng, hoặc nghe nhạc nhẹ hay âm thanh tự nhiên. Bạn có thể làm bất kỳ điều gì phù hợp với bản thân. Nếu có thể, bạn nên điều chỉnh đèn tối hơn trong lúc đang thư giãn.

Thực hiện thói quen lành mạnh để giảm căng thẳng. Cho phép bản thân nghỉ ngơi trong ngày để thư giãn, trò chuyện vui vẻ, hay tán gẫu với bạn bè. Khi kiểm soát căng thẳng, bạn đang giải tỏa những phiền muộn trước khi lên giường ngủ.

5. Tuân thủ lịch trình

Đi ngủ theo khung giờ cố định mỗi đêm và thức dậy cùng giờ vào mỗi buổi sáng, kể cả ngày cuối tuần và ngày nghỉ. Không nên thức khuya và ngủ nướng vào sáng hôm sau.

Ngay cả khi không cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ, bạn cũng nên đi ngủ đúng giờ. Nếu khó chìm vào giấc ngủ trong nhiều đêm, bạn cần điều chỉnh khung giờ lên giường của mình.

Thời gian ngủ lý tưởng tùy thuộc vào từng người. Bạn nên đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ hay nên tuân thủ thời gian biểu của mình. Tuy nhiên, lúc ban đầu bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, nhưng khi lên giường cùng một thời điểm hằng ngày, cơ thể sẽ tự động rơi vào giấc ngủ.

Nếu hơn 15 phút mà vẫn chưa ngủ được, bạn nên thức dậy và làm một số hoạt động thư giãn vài phút, chẳng hạn như đọc sách, rồi sau đó tiếp tục lên giường nằm. Còn nếu tiếp tục nằm trên giường, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy căng thẳng vì không ngủ được và đầu óc sẽ càng tỉnh táo hơn.

Không xem đồng hồ. Bạn không nên nghĩ về việc đi ngủ hay khi nào thì phải thức dậy. Thay vào đó, bạn nên thiền, suy nghĩ tích cực, hoặc mường tượng hình ảnh yên bình.

6. Cảm thấy tỉnh táo hơn

Bạn có thể làm một số điều sau khi thức dậy để tinh thần trở nên sảng khoái và bắt đầu một ngày mới.

Một trong những cách để bắt đầu ngày mới đó là cười thật lớn. Bạn có thể nghe đài phát thanh buổi sáng có nội dung hài hước.

Ngoài ra bạn có thể nghe nhạc có giai điệu vui vẻ, hít thở không khí trong lành, đi tắm, hoặc nấu bữa sáng, ngay cả khi bạn tự nấu ăn cho mình.

Cà phê và thức uống năng lượng cũng có tác dụng tương tự, mặc dù những đồ uống này có chứa cà-phê-in. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc rằng mình không lạm dụng cà-phê-in vào buổi sáng và trong ngày.

7. Đi khám bác sĩ nếu tiếp tục gặp phải tình trạng khó ngủ

Đôi khi có một số vấn đề liên quan đến thể chất khiến bạn khó ngủ hoặc ngủ thẳng giấc. Có thể bạn bị ốm hoặc bệnh tật, hay có liên quan đến loại thuốc mà bạn đang dùng.

Một số vấn đề liên quan đến tinh thần có thể gây khó ngủ hoặc thức dậy nhưng cảm thấy mệt mỏi. Một số tình trạng nên được bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học đánh giá bao gồm trầm cảm, mất ngủ, ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), rối loạn lưỡng cực, rối loạn giấc ngủ sau chấn thương, và tình trạng gặp ác mộng hay cảm xúc gây cản trở đến giấc ngủ.

Một số bệnh khác thường tác động đến giấc ngủ bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Alzheimer, chứng mất trí, đau mạn tính, hội chứng nhức chân về đêm, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và một vài rối loạn khác liên quan đến hô hấp, dị ứng, động kinh, đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mạn tính, GERD (trào ngược dạ dày) và bệnh đa xơ cứng.

Một số vấn đề về giấc ngủ do các rối loạn liên quan trực tiếp đến giấc ngủ gây nên. Những rối loạn bao gồm rối loạn nhịp điệu sinh học, vấn đề giai đoạn giấc ngủ bị trì hoãn, chứng ngủ rũ, tê liệt nhất thời, mộng du, ngủ mớ, vấn đề giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, và rối loạn xuất hiện trong quá trình làm việc ban đêm.

8. Lưu ý sự thay đổi trong mô hình giấc ngủ

Một số triệu chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi kéo dài, thở không đều hoặc di chuyển cơ thể nhiều trong lúc ngủ, khó ngủ khi mệt mỏi và đến giờ ngủ, cũng như hành vi ngủ bất thường, bao gồm ngủ mớ và mộng du.

Đi khám bác sĩ ngay khi nhận thấy giấc ngủ của bạn có vấn đề. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ và điều trị tận gốc.

Lương Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm