Lạm phát tăng cao khiến ngành dệt may kém sắc

Cập nhật: 14:52 | 28/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Với tình hình xuất khẩu khởi sắc trong những tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết năm nay, song áp lực lạm phát lại đang trở thành lực cản cho nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc tại các nước.

Thị trường xuất khẩu hải sản bật tăng mạnh mẽ

Chiến lược phòng thủ thời bão lạm phát

Xuất khẩu ngành gỗ tăng gần 16% sang Australia do nhu cầu tiêu thụ lớn

Ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10, cho hay các đơn hàng của doanh nghiệp đã kín đến hết quý III, thậm chí phủ đến quý IV và quý I năm sau đối với sản phẩm veston.

Tuy nhiên, ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19 đối với chuỗi cung ứng khiến chi phí logistics vẫn ở mức cao, tắc nghẽn và thiếu hụt container vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt cuộc xung đột Nga - Ukraine đang đẩy giá cả năng lượng, lương thực và chi phí khác giá tăng, dẫn đến lạm phát tại nhiều nước tăng cao.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông dẫn chứng ở Mỹ lạm phát tăng cao nhất 40 năm qua, ở Pháp liên tục tăng lãi suất, ở châu Âu cũng đang đối mặt tình hình lạm phát tăng cao. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty May 10 là ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản nên khi lạm phát tăng, giá cả hàng hóa tăng cao, khiến người tiêu dùng chỉ tập trung vào mặt hàng thiết yếu, còn các mặt hàng khác như thời trang đều bị hạn chế hầu bao mua sắm.

Tình trạng này có thể kéo dài trong vài quý tới khiến lượng tiêu thụ sẽ giảm, tồn kho của các nhà nhập khẩu tăng lên và họ có thể điều chỉnh giảm hoặc huỷ đơn đột ngột.

"Bên cạnh đó, chi phí đầu vào như xăng dầu, nhiên liệu tăng cao và chưa có dấu hiệu bình ổn, điều này khiến giá thành sản xuất và biên lợi nhuận công ty có thể bị thu hẹp", ông Việt cho hay.

Đây cũng là lo ngại của dệt may Thành Công khi cho rằng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may trong quý IV có thể chậm lại do Mỹ bắt đầu áp dụng Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) từ ngày 21/6, khiến các nhãn hàng chững lại trong việc đặt hàng.

"Họ không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai nên tình hình đơn đặt hàng cũng bị giảm lại. Ví dụ trước kia họ có thể đặt 100.000 sản phẩm thì bây giờ chỉ đặt khoảng 70.000 sản phẩm vì sợ không bán được", ông Trần Như Tùng cho hay.

hủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) xác nhận, các nhãn hàng sẽ phải dừng các đơn hàng có nguồn gốc vải từ bông Tân Cương (Trung Quốc) vì các dòng vải, sợi có xuất xứ từ nơi đây sẽ không thể được mua bán vào thị trường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Và hiện tại đã có một số doanh nghiệp Việt Nam bị dừng đơn hàng.

Vì vậy, những ảnh hưởng của Đạo luật UFLPA có thể sẽ là một thách thức mới của các doanh nghiệp khẩu dệt may trong những tháng cuối năm.

Và để chống chọi với những khó khăn này, các doanh nghiệp cho biết mỗi đơn vị đều đang tích cực theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp thực tế.

Các doanh nghiệp cho rằng phải luôn chuyển đổi, đa dạng hoá nguồn cung nguyên phụ liệu trong nước để chủ động về thời gian giao nhận, tiết kiệm chi phí vận chuyển; đồng thời thường xuyên đàm phán, tìm kiếm khách hàng, đơn hàng mới nhằm duy trì sản xuất thường xuyên và việc làm ổn định cho người lao động.

"Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm ra đơn hàng tại các thị trường khác để bù đắp vào khoảng trống do các nhãn hàng Mỹ để lại", Chủ tịch Vitas Vũ Đức Giang khuyến nghị.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm