Giá vàng hôm nay 5/7/2021: Sẵn sàng phục hồi, chờ thời tăng giá

Cập nhật: 06:15 | 05/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới tăng nhờ đồng USD yếu đi và lực mua trú ẩn tài sàn gia tăng và lo ngại về diễn biến lây lan nhanh của biến chủng Delta gây Covid-19.

Giá vàng hôm nay 4/7/2021: Thị trường lặng sóng

Giá vàng hôm nay 3/7/2021 Lạc quan giá vàng

[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 2/7/2021: Tiếp tục tăng nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,1 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,22 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Giá vàng SJC tại TP.HCM, chiều bán ra là 57,2 triệu đồng/lượng.

1350-giavang57
Ảnh minh họa

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ tăng 6,5 USD lên 1.776,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 2,1 USD lên 1.778,9 USD/ounce.

Theo Bộ Lao động Mỹ, khu vực phi nông nghiệp của Mỹ đã tạo thêm 850.000 việc làm mới trong tháng 6, so với mức tăng tương ứng 583.000 việc làm vào tháng 5. Dữ liệu này tuy tốt hơn dự báo trước đó của các chuyên gia phân tích nhưng vẫn thấp hơn con số ít nhất 1 triệu việc làm mỗi tháng mà các nhà kinh tế dự báo từ đầu năm.

Xu hướng tăng giá của kim loại quý nối dài trong phiên thứ ba liên tiếp, nhờ lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ giảm và chỉ số giá đồng USD giảm. Lợi suất kho bạc Mỹ và đồng đô la đồng loạt giảm sau báo cáo, hỗ trợ giá vàng phục hồi.

Giá vàng đã chịu sức ép trước bình luận của các quan chức Fed về khả năng tăng lãi suất vào năm 2023 cũng như bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết khi nền kinh tế tiếp tục mở cửa trở lại, sự thay đổi về nhu cầu có thể lớn và nhanh chóng, và những trở ngại, khó khăn trong tuyển dụng lao động cũng như các ràng buộc khác có thể tiếp tục hạn chế mức độ điều chỉnh nhanh chóng của nguồn cung khiến khả năng lạm phát có thể trở nên cao hơn và dai dẳng hơn.

Thâm hụt thương mại của Mỹ lên tới 71,2 tỷ USD, tăng 3,1% so với mức 69,1 tỷ USD vào tháng Tư. Xuất khẩu tăng 0,6% lên 206 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng 1,3% lên 277,3 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại tại Mỹ tăng lên đáng kể khi nền kinh tế tiếp tục được cải thiện sau khi các bang mở cửa trở lại và người dân bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường trước đại dịch.

Tổng thâm hụt thương mại từ đầu năm 2021 đến nay là 353,1 tỷ USD, con số này tăng 45,8% so với cùng thời điểm năm ngoái. Tổng thâm hụt thương mại hàng hóa trong tháng Năm là 89,2 tỷ USD, trong khi thặng dư trong lĩnh vực dịch vụ là 17,9 tỷ USD.

Vàng tiếp tục là kênh trú ẩn tài sản và đẩy giá đi lên

Trong tuần qua, nhiều thông tin kinh tế Mỹ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư đã được công bố. Theo đó, Bộ Lao động Mỹ thông báo nước này có thêm 850.000 việc làm mới trong tháng 6, cao hơn đáng kể so với dự báo 706.000 việc làm của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Dow Jones và MarketWatch.

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tháng 6 tăng lên mức 5,9% từ mức 5,8% của tháng trước và cao hơn hẳn so với kỳ vọng 5,6% của giới chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng đến định hướng chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)... Và những điều này đều có tác động đến xu hướng giá vàng.

Theo phân tích của một số chuyên gia, giá vàng nhiều khả năng còn được hỗ trợ bởi thông tin chủng delta của Covid-19 đang lây lan mạnh. Thực trạng dịch bệnh phức tạp hơn sẽ gây cản trở quá trình phục hồi kinh tế Mỹ. Và như vậy vàng sẽ trở thành kênh trú ẩn tài sản và đẩy giá đi lên.

Tuần qua, 3 câu chuyện hàng đầu có tác động mạnh đến giá vàng, nhiều khả năng vẫn là yếu tố đưa đẩy, khiến giá vàng có thể công phá ngưỡng 1.800 USD/ounce vào tuần tới.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm