Giá thép hôm nay 27/5/2021: Duy trì đà giảm

Cập nhật: 11:00 | 27/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h10 ngày 27/5 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 58 nhân dân tệ xuống mức 4.748 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 26/5/2021: Thép thanh 'thụt lùi'

Giá thép hôm nay 25/5/2021: Tăng nhẹ trên sàn Thượng Hải

Lý giải nguyên nhân giá thép tăng gấp đôi trong một năm

Giá thép thanh Thượng Hải

Tại Trung Quốc, sau khi chính phủ siết chặt các hoạt động đầu cơ trên thị trường đối với nguyên liệu sản xuất thép, các công ty thép trong nước đang điều chỉnh hoạt động kinh doanh khi giá hàng hóa bình thường trở lại.

Để đối phó với đà tăng giá kéo dài nhiều tháng của các mặt hàng như quặng sắt, hôm thứ Ba (25/5), nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc đã công bố một kế hoạch hành động nhằm tăng cường cải cách cơ chế giá trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025).

Theo đó, kế hoạch nhấn mạnh sự cần thiết của việc linh động ứng phó một cách thích hợp với những biến động giá đối với quặng sắt, đồng, bắp và các mặt hàng số lượng lớn khác.

Được thúc đẩy bởi việc công bố kế hoạch hành động mới, giá thép cây kỳ hạn giảm 0,69% xuống 4.919 nhân dân tệ/tấn (tương đương 767,8 USD/tấn) vào hôm thứ Ba.

4156-giathep275
Giá thép hôm nay duy trì đà giảm trên thị trường thế giới (Ảnh minh họa)

Tương tự, giá quặng sắt kỳ hạn cũng được điều chỉnh giảm 0,05% xuống còn 1.058 nhân dân tệ/tấn, báo hiệu xu hướng giảm trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia trong ngành, mặc dù việc đưa ra kế hoạch hành động sẽ có tác động nhất định đến sự biến động giá cả, nhưng suy cho cùng nó sẽ có chức năng ổn định thị trường và nguồn cung, đồng thời sẽ củng cố cơ chế định giá thép của Trung Quốc.

Những người trong ngành kinh doanh thép cho biết, lợi nhuận của họ giảm sau khi giá lao dốc trước chủ trương của chính phủ. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, sự can thiệp của chính phủ là cần thiết để giữ cho tình hình giá cả không vượt quá tầm kiểm soát.

Giá thép miền Bắc

4235-thep

Giá thép miền Nam

4255-thep1

Giá thép miền Trung

4320-thep2

Nhu cầu tăng mạnh, giá thép khó giảm

Thống kê về tình hình thị trường thép tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2021 cho thấy, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép tăng khá, lượng thép xuất khẩu đã tăng kỷ lục trong 4 tháng, nhưng về tổng thể, ngành thép vẫn đang nhập siêu hơn 1 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản lượng thép xuất khẩu đạt 3,822 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng lần lượt 47% và 87,9% so với cùng kỳ. Thời gian qua, giá thép trong nước đã tăng phi mã 40 - 45% so với quý IV/2020.

Cơn sốt nóng của giá thép bắt nguồn từ giá nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này không ngừng tăng. Trong khi ngành thép Việt Nam phụ thuộc phần lớn từ nguồn nhập khẩu với nguyên liệu sản xuất đầu vào, như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... năm trước. Cùng đó, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép cũng tăng 20,9%, đạt 1,216 tỷ USD.

Trên thực tế, giá thép trong nước tăng đột biến xuất phát từ nguyên nhân chính là giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như quặng sắt, thép tái chế... tăng đột biến hơn 100% so với cùng kỳ năm 2020.

VSA đánh giá, thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) thế giới biến động, khiến thị trường trong nước tiếp tục khó khăn do doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép...) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất. Hiện tại, công suất HRC trong nước đạt khoảng từ 5 - 6 triệu tấn.

Tuy nhiên, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập siêu thép cuộn cán nóng đến 9,3 triệu tấn, do vậy, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam vẫn tiếp tục phải nhập khẩu một lượng lớn thép cuộn cán nóng để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.

Dù xuất khẩu tăng, nhưng về tổng thể, ngành thép trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 5,26 tỷ USD, nhưng nhập siêu của ngành vẫn lên tới 4,6 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thép các loại gần 5,1 triệu tấn, trị giá 3,73 tỷ USD, tăng 14% về lượng và 36,5% về trị giá và đưa giá trị nhập siêu lên trên 1 tỷ USD.

Thanh Hằng