Giá thép hôm nay 26/10/2021: Chưa dứt đà giảm

Cập nhật: 10:04 | 26/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 9h50 ngày 26/10 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 4.849 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát.

Giá thép hôm nay 25/10/2021: Tiếp tục giảm trong giao dịch đầu tuần

Giá thép hôm nay 22/10/2021: Ghi nhận dưới mốc 5.000 nhân dân tệ/tấn

Dự báo thị trường vật liệu xây dựng quý IV/2021 tăng nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/10, giá quặng sắt kỳ hạn trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) phục hồi. Song, lo ngại về việc nhu cầu thép sụt giảm ở Trung Quốc vẫn tiếp tục kiềm chế đà tăng của nguyên liệu sản xuất thép này, Reuters đưa tin.

Cụ thể, hợp đồng quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 1/2022, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (DCE), đã kết thúc giao dịch vào ban ngày cao hơn 1,7% ở mức 688,50 nhân dân tệ/tấn (tương đương 107,85 USD/tấn).

Trước đó, vào ngày 21/10, mức giao dịch của hợp đồng này đã giảm xuống 642,50 nhân dân tệ/tấn, thấp nhất theo ghi nhận trong vòng một tháng qua.

0321-giathep2610
Giá thép hôm nay tiếp đà giảm trên sàn Thượng Hải (Ảnh minh họa)

Trong cùng ngày, trên Sàn giao dịch Singapore (SGX), hợp đồng quặng sắt SZZFX1 giao tháng 11/2021 đã từ bỏ mức tăng sớm, giảm 0,5% xuống còn mức 117,95 USD/tấn.

Các nhà phân tích cho biết, tâm trạng chung trên thị trường đã được cải thiện sau khi công ty bất động sản China Evergrande Group dường như đã ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ.

Dữ liệu hàng tuần cho thấy, lượng quặng sắt xuất sang Trung Quốc từ Australia và Brazil đang có xu hướng giảm.

Hiện tại, cuộc khủng hoảng cung cấp điện tại nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc đã buộc các nhà máy phải cắt giảm hoặc tạm dừng sản xuất, vốn đã bị cản trở bởi các biện pháp kiểm soát sản lượng nhằm hạn chế phát thải.

Dữ liệu từ Công ty tư vấn Mysteel cho thấy, mức tiêu thụ đối với vật liệu xây dựng đạt 2,9 triệu tấn trong tuần vừa qua, dao động quanh mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020 khi các hoạt động kinh tế bị đình trệ do đại dịch COVID-19.

Trung Quốc đang tăng cường các quy định và điều tra trong bối cảnh giá than tăng cao, cam kết xử lý các hành vi bất thường gây rối loạn trật tự thị trường.

Đồng thời, quốc gia này cũng sẽ nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn các công ty than tìm kiếm lợi nhuận quá mức và đưa giá than trở lại mức hợp lý.

Xuất khẩu thép đón nhận tín hiệu lạc quan trong những tháng cuối năm

Từ đầu năm 2021, dù dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều thị trường xuất khẩu của ngành thép nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành này lại ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất khẩu thép đạt 7,015 triệu tấn, đạt 5,6 tỉ đô la Mỹ đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Riêng tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép đạt 1,53 triệu tấn, có giá trị khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 8 cũng là tháng có giá trị xuất khẩu sản phẩm thép các loại cao nhất từ trước đến nay.

Bước sang tháng 9, mặc dù sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của ngành này có dấu hiệu chững lại. Tuy nhiên, nếu tính chung 9 tháng, hoat động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, thép thành phẩm sản xuất 9 tháng đạt hơn 24,8 triệu tấn, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2020; tiêu thụ thép các loại đạt gần 22 triệu tấn, tăng 32,5%; trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 5,7 triệu tấn, tăng 78,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhận định về tình hình xuất khẩu của ngành thép trong 3 tháng cuối năm, các chuyên gia cho rằng vẫn có rất nhiều tín hiệu khả quan.

Theo đó, các trung tâm sản xuất thép lớn của thế giới như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… tiếp tục tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu và gia tăng sản lượng nhập khẩu từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Minh Phương