Giá thép hôm nay 24/9/2021: Quay đầu giảm

Cập nhật: 10:19 | 24/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h ngày 24/9 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 123 nhân dân tệ xuống mức 5.504 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép hôm nay 23/9/2021: Vượt mức 5.600 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay 22/9/2021: Vượt mức 5.500 nhân dân tệ/tấn

Nhập khẩu phế liệu sắt thép tháng 8 sụt giảm mạnh mẽ

Việc giá quặng sắt tăng vọt hồi đầu năm đã thúc đẩy thị trường suy luận nhiều hơn về nhu cầu hàng hóa kéo dài, Reuters đưa tin.

Sự đảo ngược gần đây trong giá của các thành phần sản xuất thép thậm chí còn nhanh hơn và có thể sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Tuy nhiên, các công ty khai thác lớn đang kiên cường chống lại sự suy giảm.

Vào tuần trước, giá quặng sắt đã giảm gần 20% xuống 103 USD/tấn và giảm hơn một nửa trong hai tháng qua. Trong giao dịch kỳ hạn tại Singapore hôm thứ Hai (20/9), giá mặt hàng này đã giảm xuống mức 90 USD/tấn.

1803-giathep249
Giá thép hôm nay quay đầu giảm (Ảnh minh họa)

Đây được xem là sự thay đổi mạnh mẽ khi trước đó, trong khoảng thời gian từ tháng 4/2020 đến tháng 7/2021, thị trường Trung Quốc đã chứng kiến giá giao ngay tăng vọt, có lúc ghi nhận mức 230 USD/tấn.

Nguồn cung từ Brazil đang dần hồi phục sau thảm họa đập thủy điện và những tác động tiêu cực của đại dịch. Trong khi đó, nhu cầu lại đang có xu hướng suy yếu.

Hiện tại, Bắc Kinh - nơi chiếm khoảng một nửa sản lượng thép của thế giới, đã hạn chế sản lượng để kiềm chế giá hàng hóa tăng cao và hỗ trợ các nỗ lực khử cacbon, đặc biệt là cho Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2/2022.

Và khi vaccine giúp xã hội mở cửa trở lại, chi tiêu của người tiêu dùng toàn cầu đang chuyển sang dịch vụ và tránh xa các thiết bị, phương tiên phụ thuộc vào thép.

Tất cả những xu hướng đó có khả năng kéo giá quặng sắt xuống dưới mức 100 USD/tấn, mức giá phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2019.

Các công ty khai thác hàng đầu như BHP, Rio Tinto và Fortescue chắc chắn phải chịu ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của quặng sắt, song chi phí khai thác của họ thấp hơn mức giá khoảng 20 USD/tấn.

Ngoài ra, các công ty này cũng đã tìm cách đa dạng hóa sang các khoáng sản khác, chẳng hạn như đồng và than luyện kim, hoặc mở rộng và đầu tư vào các lĩnh vực khác, bao gồm cả kali và hydro xanh.

Xuất khẩu sắt thép tháng 7 sang EU tăng hơn 3.000% so với cùng kỳ

Theo số liệu của Bộ Công Thương, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường EU trong tháng 7 đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng 6 và tăng hơn 13% so với tháng 7/2020.

Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ là các thị trường xuất khẩu chính của hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất bao gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may.

Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép tháng 7 tiếp tục bứt phá mạnh, tăng gần 78% so với tháng 6 và tăng 3.087% so với cùng kỳ năm 2020.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ khối thị trường EU trong tháng 7 đạt 1,4 tỷ USD, giảm gần 7% so với tháng 6.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU là máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may… Các thị trưởng nhập khẩu chính của Việt Nam là Ireland, Đức, Italia, Pháp, Hà Lan.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường EU đạt hơn 32 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2020 và bằng 8,6% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng 9,5% trong 7 tháng năm 2020.

Về cán cân thương mại, trong tháng 7, Việt Nam xuất siêu hơn 2 tỷ USD sang thị trường EU, tăng 15,3% so với tháng 6 và tăng hơn 3% so với tháng 7/2020.

Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7 năm nay, Việt Nam xuất siêu hơn 13 tỷ USD hàng hóa sang thị trường EU, tăng 15,8% so với mức xuất siêu của 7 tháng năm 2020 và bằng 57,7% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm