Giá thép hôm nay 11/1: Điều chỉnh giảm trên sàn Thượng Hải

Cập nhật: 11:09 | 11/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 46 nhân dân tệ xuống mốc 4.427 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h30 (giờ Việt Nam).

Giá lăn bánh xe Mazda 6 ngày 11/1/2021: Giảm giá tiền mặt lên đến 30 triệu đồng

Năm 2021: Thị trường cà phê trong và ngoài nước còn nhiều thử thách

Siêu thị Hà Nội cam kết bán thịt heo tươi không lợi nhuận dịp Tết

Tại Ấn Độ, giá thép trong nước đã chạm mức cao kỷ lục. Trong thời điểm nhu cầu đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch, việc giá thép gia tăng đã gây áp lực chi phí đối với các nhà sản xuất ô tô và đồ dùng lâu bền, theo LiveMint.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC), một chỉ báo chính về xu hướng giá thép dẹt, đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay là 58.000 rupee/tấn khi các công ty thép lớn điều chỉnh lại giá tại các đại lý.

0813-giathep111
Giá thép hôm nay điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Người tiêu dùng thép dẹt như các nhà sản xuất ô tô và đồ dùng lâu bền đã thông báo tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào cao hơn.

Trong 15 tuần qua, các nhà sản xuất thép đã tăng giá một cách đều đặn. Giá thép trong nước biến động song song với mức trung bình toàn cầu do nhu cầu của Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Khoản kích thích trị giá 550 tỷ USD của chính phủ Trung Quốc nhằm phục hồi nền kinh tế đã làm tăng nhu cầu thép của quốc gia này vào thời điểm các quốc gia xuất khẩu thép như Nhật Bản và Hàn Quốc đã cắt giảm sản lượng.

Giá quặng sắt tăng cao do được thúc đẩy bởi nhu cầu dự trữ từ các nhà máy thép Trung Quốc.

Giá thép tăng cao bất thường, liên tục thiết lập mốc mới

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam và cập nhật giá thép thế giới, giá các loại nguyên liệu sản xuất thép tăng cao bất thường, từ cuối năm 2020 và liên tục thiết lập mốc giá mới.

Giá quặng sắt nhập khẩu và giá thép phế liệu nhập khẩu để sản xuất các mặt hàng sắt thép thành phẩm thời điểm từ khoảng tháng 9/2020 đến nay đã tăng khoảng trên 30% so với thời điểm đầu năm 2020.

Trong khi đó, giá thép phế liệu nội địa cũng tăng từ 7.500 đồng/kg hồi tháng 1 lên 9.500 đồng/kg, tăng 26,6%.

Các loại nguyên liệu sản xuất thép có giá cao đã dẫn đến giá thép cuộn cán nóng HRC liên tục tăng cao từ tháng 8 và đạt đỉnh vào thời điểm cuối tháng 12 ở mức trên 700 USD/tấn.

Còn thép xây dựng thành phẩm trong nước có giá bình quân khoảng 12.000 - 12.500 đồng/kg thời điểm đầu tháng 12/2020 đến nay, tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp cụ thể.

Đối với doanh nghiệp xây dựng, các loại thép cây, thép ống đã tăng giá từ 20 - 25% kể từ tháng 9/2020. Giá thép tăng cao cộng với nguồn cung khan hiếm khiến tiến độ xây dựng các dự án bị chậm, giá thành xây dựng cao ngoài dự tính, hiệu quả xây dựng của nhà thầu giảm.

Đáng chú ý, theo Tổng cục Hải quan, dù thị trường trong nước khan hiếm nhưng xuất khẩu phôi thép và thép thành phẩm của Việt Nam lại tăng mạnh so với năm ngoái cho thấy sự mất cân đối trong ưu tiên thị trường xuất khẩu so với thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, theo chuyên gia xây dựng, một trong những nguyên nhân khiến lượng thép thiếu hụt là do việc xây dựng ồ ạt trong 5 năm trở lại đây. Ngoài ra, công nghệ và phương thức xây dựng truyền thống sẽ khiến nguồn cung thép trong nước ngày càng quá tải.

Mặc dù thép trong nước đang tạm thời thiếu hụt, tuy nhiên theo Tổng cục Hải quan, các doanh nghiệp trong nước tự chủ động sản xuất phôi thép, tăng xuất khẩu phôi thép, thép thành phẩm và đang ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa nhập khẩu, xuất khẩu sắt thép thành phẩm; từ 7,68 triệu tấn năm 2019 còn khoảng 3,53 triệu tấn năm 2020. Với đà phát triển này, Tổng cục Hải quan cho rằng, trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam có triển vọng xuất siêu các mặt hàng thép.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm