Giá dầu thế giới đi lên, doanh nghiệp dầu mỏ được hưởng lợi?

Cập nhật: 09:05 | 23/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo phân tích của công ty chứng khoán ACBS, diễn biến phức tạp dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực năng lượng, tạo ra những trở ngại cho giao thông vận tải, thương mại và các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới.

Bảng giá xe ô tô Audi Q3 mới nhất cuối tháng 7/2021

Giá xăng dầu hôm nay 23/7/2021: Đồng loạt tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 23/7/2021: Cà phê Robusta tăng sốc, gần chạm ngưỡng 1.900 USD/tấn

Nếu giá dầu duy trì ở mức trên 70 USD/thùng, các nhà sản xuất dầu mỏ đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có động lực để đẩy mạnh công suất nhằm thu lợi nhuận.

Theo dữ liệu của Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) từ tháng 4/2020, việc các các quốc gia "đóng cửa", giãn cách xã hội khiến nhu cầu tiêu thụ năng lượng giảm 18 - 25%.

Dịch COVID-19 tác động lớn đến ngành dầu khí, làm giảm các hoạt động kinh tế, vận chuyển trên toàn thế giới. Sản lượng dầu thế giới giảm 9 triệu thùng/ngày, xuống còn 91 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

4606-giadau
Ảnh minh họa

Giá dầu tăng dẫn đến việc mở rộng biên lợi nhuận gộp cho các nhà sản xuất dầu. Do đó, OPEC+ đạt được thỏa thuận tăng dần sản lượng kể từ tháng 5.

Cụ thể, OPEC+ dự kiến bổ sung 350.000 thùng/ngày vào tháng 5, 6 và khai thác thêm 450.000 thùng/ngày kể từ tháng 7 giúp ổn định giá dầu. OPEC cũng đạt được thỏa thuận với UAE để tăng sản lượng thêm tối đa 400.000 thùng/ngày mỗi tháng cho đến cuối năm 2022.

Động thái này thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng cao khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU đang dần hồi phục sau đại dịch COVID- 19, các chiến dịch tiêm chủng vắc xin được áp dụng rộng rãi.

Theo các ước tính trước đây của IEA, sản lượng dầu thế giới sẽ mất 3 năm để trở lại mức trước đại dịch. Tuy nhiên, giá dầu hiện nay khá thuận lợi, khoảng 70 USD/thùng, tăng 55% so với mức trung bình năm 2020. Điều này sẽ tạo động lực cho các nhà sản xuất dầu đẩy mạnh sản xuất, năng suất khai thác và thu lợi nhuận.

Hiện nay, công suất bổ sung đến từ OPEC+, Iran và các nhà sản xuất dầu lớn khác có thể đưa công suất dầu thế giới đạt 100 triệu thùng/ngày vào năm 2022, sớm hơn 1 năm so với ước tính của IEA. ACBS kỳ vọng triển vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và sản lượng gia tăng từ các nhà sản xuất dầu lớn sẽ giữ giá dầu đi ngang ở mức khoảng 70 USD/thùng cho đến cuối năm 2021.

Cho đến nay, IEA và Fitch ước tính chi phí hòa vốn bình quân mỗi thùng dầu của PVN khoảng 51 USD với sản lượng 200.000 thùng/ngày.

Nếu giá dầu duy trì ở mức trên 70 USD/thùng, các nhà sản xuất dầu mỏ đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có động lực để đẩy mạnh công suất. Do đó, các hoạt động thăm dò và thiết lập giếng dầu mới có thể mang lại lợi ích cho các công ty thượng nguồn, trung nguồn.

Giá xăng dầu hôm nay (23/7) biến động trái chiều sau khi tăng 4 phiên liên tiếp. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,11% xuống 71,84 USD/thùng vào lúc 7h20 (giờ Việt Nam) ngày 23/7. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 0,20% lên 73,75 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng khoảng 1,5% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (22/7), kéo dài đà tăng của 3 phiên trước nhờ triển vọng nguồn cung thắt chặt cho đến năm 2021 vì các nền kinh tế phục hồi từ khủng hoảng đại dịch COVID-19.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,56 USD, tương đương 2,2%, lên 73,79 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI chốt phiên ở 71,91 USD/thùng, tăng 1,61 USD, tương đương 2,3%.Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group, cho biết sự chấm dứt của nhu cầu nhiên liệu đã bị phóng đại quá mức. "Nhu cầu vẫn còn đó, vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến một thị trường thắt chặt".

Các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất khác gồm cả Nga, được gọi là OPEC+, đã nhất trí trong tuần này về một thỏa thuận tăng nguồn cung dầu thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 8 đến tháng 12 để hạ nhiệt giá và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên do nhu cầu vẫn vượt cung trong nửa cuối năm, Morgan Stanley dự báo giá dầu Brent sẽ giao dịch trong khoảng từ trung bình đến cao của 70 USD/thùng, trong thời gian còn lại của năm 2021.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin cũ hơn
Xem thêm