Giá cà phê hôm nay 30/11/2021: 'Lao dốc' trên cả hai sàn giao dịch

Cập nhật: 06:43 | 30/11/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh phiên đầu tuần ghi nhận những biến động mạnh, cả sàn London và New York đều một màu đỏ rực, với mức giảm "khủng"

Giá cà phê hôm nay 29/11/2021: Đứng giá trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá cà phê hôm nay 27/11/2021: Xu hướng tăng giá sẽ tiếp diễn?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2021: Thị trường cà phê có thể đạt đỉnh vào cuối năm?

Ghi nhận vào giờ đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 29/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm "chóng mặt" 50 USD (2,17%), giao dịch tại 2.258 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 40 USD (1,79%), giao dịch tại 2.197 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 9,95 Cent (4,1%), giao dịch tại 233 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 9,85 Cent (4,07), giao dịch tại 232,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

4228-giacaphe3011
Giá cà phê thế giới lao dốc trên cả hai sàn giao dịch (Ảnh minh họa)

Việt Nam đang có chỗ đứng thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng cà phê robusta giá dễ chịu hơn.

Nhiều người Mỹ đang phải tính toán nghiêm túc về thói quen uống cà phê, hoặc là bỏ hẳn, hoặc là thay đổi cách uống, khi giá mặt hàng này tăng mạnh. Trước đây, thị trường Mỹ chuộng cà phê arabia, loại thường đến từ Brazil hay Colombia, nhưng từ khi giá cả thay đổi, nhiều người đang tập dần với vị mới.

Nhiều người đang thử dùng robusta, giá bằng một nửa. Một số thương hiệu nổi tiếng thử trộn 2 robusta và arabica với nhau và đã tạo ra được loại hương vị đặc biệt. Arabica thường ngọt, còn Robusta đắng và độ caffeine cao hơn.

Brazil và Colombia xếp số 1 và số 3 thế giới về xuất khẩu cà phê, nhưng chủ yếu là arabica. Trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 2 về sản lượng nói chung, nhưng lại đứng đầu về dòng robusta. Việt Nam đang là nhà sản xuất số 1 thế giới về robusta, chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu, giai đoạn 2019 - 2020. Cà phê Việt Nam đang có chỗ đứng rất thích hợp trong thị trường cà phê quốc tế khi tập trung chủ yếu vào dòng robusta đỡ đắt đỏ hơn.

Tiềm năng đang rất lớn, tuy nhiên, cơ hội thay đổi thói quen của người tiêu dùng Mỹ - thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, sẽ còn phụ thuộc nhiều vào mức giá của mặt hàng này thời gian tới. Tuy nhiên, gần đây giá vận chuyển cao, thiếu container, dịch Covid-19 cũng đang khiến cà phê robusta hụt nguồn cung và bắt đầu tăng giá.

Biểu đồ giá gần đây cho thấy, cà phê robusta giao trong tương lai cũng đang leo dốc lên mốc 2.200 USD/tấn. Mặc dù đây vẫn là mức giá thấp hơn so với arabica, nhưng lại tăng tới 70% giá trị của chính nó trong vòng 1 năm qua.

Tại thị trường trong nước, giá cà phê hôm qua (29/11) đi ngang. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 41.600 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 41.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 41.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.500 đồng/kg ở Đắk R'lấp. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 41.500 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.400 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.400 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay (30/11) được cập nhật vào lúc 9h cùng ngày.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm