Giá cà phê hôm nay 28/9/2022: EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam

Cập nhật: 06:43 | 28/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Giá cà phê hôm nay thu mua trong khoảng 46.800 - 47.400 đồng/kg. Tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York tiếp tục được ghi nhận giảm thấp nhất trong 23 năm qua. Thông tin trên tiếp tục hỗ trợ giá cà phê Arabica tăng trở lại.

Giá cà phê hôm nay 24/9/2022: Cà phê trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê hôm nay 26/9/2022: Tăng giảm đan xen

Giá cà phê hôm nay 27/9/2022: Đồng loạt giảm 500 đồng/kg

Giá cà phê robusta vẫn đang giằng co tích lũy. Theo phân tích kỹ thuật, dự kiến trong ngắn hạn, giá cà phê robusta dao động trong biên độ 2.150-2.300. Tuy có lúc được kéo theo giá cà phê arabica, nhưng vẫn suy yếu dần và kết phiên nhuốm đỏ về gần mốc 2200

Tính tới 23/9, tồn kho đạt chuẩn cà phê sàn London tăng nhẹ, đạt mức 94.380 tấn. Thị trường cũng đang theo sát tình hình cơn bão Noru đang tiến về miền Trung Việt Nam, có khả năng ảnh hưởng tới các vùng trồng cà phê Việt Nam.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trong khi đó, các ngoại tệ khác USD liên tục thiết lập nhiều mức đáy mới. Đồng Real tiếp tục giảm tới 2,32% so với USD. Tỷ giá này theo lý thuyết sẽ kích hoạt lực bán mạnh, gây áp lực giảm giá lên cà phê arabica. Tuy nhiên phiên hôm qua giá cà phê sàn New York được hỗ trợ bởi thông tin cơ bản về tồn kho và một số Quỹ hàng hóa đẩy mạnh mua hàng sau khi arabica liên tiếp giảm nhiều phiên trước đó.

Giá cà phê arabica cũng bật tăng bởi các Quỹ hàng hóa cân đối giá trị vốn đầu cơ do lo ngại lãi suất vốn vay sẽ còn tăng thêm trong quý cuối năm. Các chỉ số kỹ thuật đang cho tín hiệu trung tính, dự kiến giá cà phê arabica vẫn giằng co trong biên độ 215-235, trong ngắn hạn.

Tồn kho cà phê đạt chuẩn sàn New York tính tới 26/9 tiếp tục được ghi nhận giảm ở mức 460.387 bao, mức thấp nhất trong 23 năm qua. Cả người sản xuất và giới đầu tư vẫn đang tiếp tục theo dõi về lượng mưa tại các vùng trồng cà phê của Brazil trong tuần này với các dự báo có thể sẽ nhận được lượng mưa tốt và thuận lợi.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần trên sàn quốc tế (ngày 27/9), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 11/2022 giảm 24 USD (1,09%), giao dịch tại 2.180 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 1/2023 giảm 18 USD (0,82%), giao dịch tại 2.178 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Trong khi đó giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 0,5 Cent (0,22%), giao dịch tại 224,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 3/2023 giảm 0,4 Cent/lb (0,18%), giao dịch tại 216,1 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 27/9, giá cà phê trong nước thu mua trong khoảng 46.800 - 47.400 đồng/kg. Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 46.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê ở mức 47.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê được thu mua cùng mức 47.300 đồng/kg. Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê thu mua ở mức 47.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 47.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê ở mức 47.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 47.200 đồng/kg. Còn giá cà phê tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 47.300 đồng/kg.

Tại EU, lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường như Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha,… tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, lượng cà phê xuất khẩu sang EU trong tháng 8 tăng 11,8% so với tháng trước lên 41.260 tấn.

Bất chấp lạm phát chạm đỉnh 20 năm, xuất khẩu cà phê sang EU vẫn tăng trưởng tốt. Điều này là do cà phê là mặt hàng thiết yếu, một thức uống không thể thiếu của các nước phương Tây. Mặt khác, lợi thuế thuế quan từ hiệp định EVFTA cũng mang lại động lực lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường này.

Bên cạnh EU, lượng cà phê xuất khẩu sang các thị trường khác cũng đạt mức tăng trưởng ấn tượng như Nga tăng 17,3%, Anh tăng 57,9%, Ấn Độ tăng 116% và Mexico tăng đột biến gấp 52 lần cùng kỳ.

Nhìn chung, xuất khẩu cà phê sang các thị trường lớn đều tăng do nhu cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê ghi nhận sự sụt giảm ở một số thị trường như: Mỹ, Nhật Bản, Algeria, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia,…

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm