Đường sắt cao tốc TP. HCM - Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động: Khi nào?

Cập nhật: 18:10 | 22/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có buổi làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang và các tỉnh, thành có dự án tuyến đường sắt TP. HCM - Cần Thơ.

duong sat cao toc tp hcm can tho chinh thuc di vao hoat dong khi nao Dự kiến chi hơn 14 tỷ đồng trợ giá vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông mỗi năm
duong sat cao toc tp hcm can tho chinh thuc di vao hoat dong khi nao Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ được trình Quốc hội vào cuối năm 2019
duong sat cao toc tp hcm can tho chinh thuc di vao hoat dong khi nao Đưa đường sắt cao tốc vào dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi
duong sat cao toc tp hcm can tho chinh thuc di vao hoat dong khi nao
Sơ đồ hướng tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ sau khi được điều chỉnh. Ảnh: Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam.

Theo phê duyệt của Bộ GTVT ngày 27/08/2013 về Quy hoạch chi tiết đường sắt TP. HCM - Cần Thơ, tổng chiều dài toàn tuyến là gần 174 km qua 14 ga (từ ga lập tàu An Bình, tỉnh Bình Dương đến ga cuối TP. Cần Thơ). Theo đề án của Viện Khoa học - Công nghệ Phương Nam đề xuất, rút ngắn tuyến còn 139,7 km từ TP. HCM đến Cần Thơ qua 9 ga, không vào các khu dân cư, đô thị hiện hữu mà chạy song song với đường bộ cao tốc, dùng chung hành lang an toàn của tuyến đường này.

Cũng theo đề án, tuyến ĐSCT TP. HCM - Cần Thơ xây dựng cho cả 100 năm nên phải chọn vị trí đất cao để xây dựng, ứng phó trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BĐKH). Việc giải phóng mặt bằng, tĩnh không và kết cấu xây dựng cũng sẽ bị thay đổi theo mực nước sông. Đề án cũng chỉ ra giải pháp thích ứng và giảm nhẹ các phương pháp cơ sở hạ tầng, quy hoạch, quản lý...

Đề xuất nhà đầu tư bỏ vốn 100%

Theo báo cáo điều chỉnh hướng tuyến đường sắt cao tốc TP. HCM - Cần Thơ của Viện Khoa học - Công nghệ Phương Nam ngày 18/04, dự án được đề xuất phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là từ ga Tân Kiên (TP. HCM) đến Cần Thơ. Giai đoạn 2 từ ga An Bình (tỉnh Bình Dương) đến TP. HCM dài 33,6 km. Tổng mức đầu tư của dự án này ban đầu được đề xuất là 4,5 tỷ USD, trong đó nhà đầu tư BOT khoảng 2,7 tỷ USD; 1,7 tỷ USD còn lại do Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất. Các đơn vị tư vấn đề xuất điều chỉnh quy hoạch theo hướng nhà đầu tư bỏ vốn 100% và giải tỏa thêm quỹ đất để xây dựng 5 đô thị thông minh gần các nhà ga. Với tổng số quỹ đất làm đường sắt là 80 ha và 4.000 ha giải tỏa giao nhà đầu tư xây dựng khu đô thị thông minh.

Tuy nhiên, nhà đầu tư đề xuất chỉ đầu tư giai đoạn 1 từ ga Tân Kiên đến ga Cái Răng với chiều dài 139,6 km kéo TP. HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ.

Giai đoạn 2 đầu tư từ ga An Bình đến ga Tân Kiên (TP. HCM) và nhánh đường sắt vào cảng Hiệp Phước có chiều dài 33,6 km, nhà đầu tư không đề xuất thực hiện.

Hữu Dũng

Tin cũ hơn
Xem thêm