Dự báo xuất khẩu thủy sản chưa thể hồi phục vào tháng 10/2021

Cập nhật: 16:01 | 07/10/2021 Theo dõi KTCK trên

VASEP dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10 sẽ tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ 2020, dù mức giảm có thể thấp hơn so với tháng 8 và tháng 9.

Giá cao su thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong tháng 9/2021

Xuất khẩu thủy sản: Điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam-Australia

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 9/2021 giảm hơn 8%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9 đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kết quả xuất khẩu thủy sản nửa đầu và nửa cuối tháng 9 phản ánh tình hình kiểm soát COVID-19 của Việt Nam.

Cụ thể, nửa đầu tháng 9, xuất khẩu thủy sản giảm 31% so với cùng kỳ năm 2020 do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, sản xuất, chế biến thủy sản bị gián đoạn.

Tuy nhiên, đến giữa tháng 9, việc nới lỏng giãn cách xã hội giúp các nhà máy dần phục hồi công suất và kim ngạch xuất khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực hơn.

0022-thuysan
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm (Ảnh minh họa)

Như vậy, tính đến hết quý III, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 9, xuất khẩu cá tra và các loại cá biển khác tiếp tục lao dốc, giảm lần lượt 36% và 65% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi các mặt hàng khác chỉ biến động nhẹ, điển hình như tôm giảm 21%, cá ngừ giảm 14%, mực bạch tuộc giảm 12%.

Cũng trong tháng 9, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ hồi phục với mức tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ đạt 159 triệu USD.

Trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường khác khá ảm đạm, trong đó giảm mạnh nhất là Trung Quốc, giảm gần 50%; Nhật Bản, Australia giảm 35-45%, EU giảm 15%.

Hiện nay, diễn biến dịch COVID-19 vẫn căng thẳng cùng với tình trạng xáo trộn lao động giữa các tỉnh, thành phố phía Nam khiến tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tháng 10 tiếp tục bị gián đoạn.

VASEP dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 10 sẽ tiếp tục sụt giảm so với cùng kỳ 2020, dù mức giảm có thể thấp hơn so với tháng 8 và tháng 9.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp thủy sản ơi vào tình trạng báo động vì cạn kiệt tài chính. VASEP cho biết, trải qua 2 tháng hoạt động trong điều kiện giãn cách xã hội, xuất khẩu thủy sản thực sự ngấm đòn COVID-19 khi giá trị xuất khẩu trong tháng 8 sang các thị trường đều giảm từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm 2020.

100 doanh nghiệp tạm dừng tham gia xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng báo động nếu không thể phục hồi sản xuất sớm trước 15/9.

Tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Tổ công tác 970 về kết nối cung cầu nông sản ở các tỉnh, thành phía Nam, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn cho biết nhu cầu tiêu thụ cá tra của thị trường thế giới đang tăng trở lại nhưng doanh nghiệp lại "đứng ngồi không yên" do những khó khăn trong việc di chuyển của người lao động, việc tổ chức sản xuất 3 tại chỗ.

"Cá tra đang quá lứa nằm chờ dưới ao, nông dân nguy cơ thua lỗ mà công đoàn thu hoạch cá tra của doanh nghiệp khi vào địa phương thu hoạch cá bắt buộc phải cách ly 14 ngày thì làm sao đảm bảo tiến độ thu hoạch, chế biến.

Trong khi đó, công đoàn thu hoạch cá tra dù di chuyển sang nhiều địa phương nhưng họ đều đảm bảo các yếu tố dịch tễ, đã tiêm phòng vắc xin, có giấy xét nghiệm đầy đủ", bà Khanh nói.

Bên cạnh đó, đại diện Vĩnh Hoàn cho rằng nếu cứ kéo dài, 3 tại chỗ, doanh nghiệp sẽ không thể chịu nổi vì chi phí sản xuất tăng. Doanh nghiệp đã thực hiện 3 tại chỗ 2 tháng nay, hàng tuần đều test PCR nên rất tốn kém.

Bà Khanh cho biết nên chăng chỉ cần tầm soát xét nghiệm 20% thay vì 100% như hiện nay.

Đặc biệt, trong bối cảnh doanh nghiệp muốn khôi phục tăng sản lượng chế biến để đáp ứng các đơn hàng nên đang cần gọi lại những công nhân đã tạm nghỉ việc quay trở lại nhà máy làm việc.

Thanh Hằng