Điểm tin kinh tế Việt Nam năm 2019

Cập nhật: 10:58 | 27/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tăng trưởng 2019 không những cao khi so sánh ở trong nước mà còn thuộc loại cao khi so sánh với thế giới. Tốc độ tăng GDP năm 2019 của Việt Nam cao gấp đôi tốc độ tăng bình quân của thế giới (được dự báo khoảng 3%)...

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Điểm mặt các dự án FDI vào Việt Nam năm 2019

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Thủ tướng trả lời chất vấn về định hướng xây dựng cảng nước sâu

Một năm xuất khẩu thăng hoa

Năm 2019, với nỗ lực của các doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 264 tỷ USD, tăng khoảng 8% so với năm 2018, tạo nên con số xuất siêu 10 tỷ USD và kim ngạch 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD đầy ấn tượng.

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Góp phần quan trọng vào kết quả xuất khẩu năm 2019 là nhóm hàng công nghiệp chế biến, ước đạt 222,172 tỷ USD, chiếm khoảng 84,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.

Trong 34 nhóm hàng công nghiệp chế biến chủ yếu, có tới 26 nhóm đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD trở lên, có 08 nhóm hàng đạt hơn 5 tỷ USD và 03 nhóm hàng đạt trên 30 tỷ USD.

Bộ Công thương ghi nhận rằng các doanh nghiệp đã tận dụng tốt hơn các cơ hội do các Hiệp định FTA đem lại. Cụ thể, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong các Hiệp định FTA tính đết hết tháng 11 năm 2019 đạt khoảng 39%% (khoảng 37% nếu tính cả Hiệp định CPTPP) so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định FTA (ví dụ: Nga: tăng 9,1%; Mexico: tăng 27,6%; Canada: tăng 29,9%; Chilê: tăng 19,8 ….)

Một số thị trường mới trong CPTPP (như Canada, Mexico) đã có mức tăng trưởng tốt ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực và năm 2019 với cán cân thương mại nghiêng về xuất khẩu tới 10 tỷ USD - vượt chỉ tiêu kế hoạch, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt hơn 500 tỷ USD và là năm thứ 4 liên tiếp có xuất siêu kể từ năm 2016. Điều này đánh dấu mốc quan trọng trong hoạt động thương mại của Việt Nam đồng thời tạo đà cho hoạt động xuất khẩu phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Kết quả kép từ ba điểm nhấn kinh tế vĩ mô

Ba trong số những thành tựu nổi bật nhất của tình hình kinh tế - xã hội năm 2019 là tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát và xuất nhập khẩu. Đáng lưu ý, những chỉ tiêu này đều đạt kết quả kép.

Theo đó, tăng trưởng của năm 2019 vừa góp phần đưa tốc độ tăng bình quân năm của thời kỳ 2016 - 2019 cao hơn của thời kỳ 2011 - 2015 (6,73% so với 5,91%), vừa cao hơn mục tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (6,6 - 6,8%).

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Tăng trưởng 2019 không những cao khi so sánh ở trong nước mà còn thuộc loại cao khi so sánh với thế giới. Tốc độ tăng GDP năm 2019 của Việt Nam cao gấp đôi tốc độ tăng bình quân của thế giới (được dự báo tăng khoảng 3%), của nhiều nước.

Tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành, trong đó nhóm ngành công nghiệp- xây dựng tăng cao nhất, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo- một tiêu chí quan trọng để trở thành nước công nghiệp- tăng 2 chữ số. Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất.

Tăng trưởng cao vượt mục tiêu, nhưng không gây ra những hiệu ứng phụ về lạm phát, nợ xấu, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài/GDP,… trái lại các chỉ tiêu trên còn giảm và còn thấp hơn mục tiêu; dự trữ ngoại hối tăng,…

Tăng trưởng GDP không chỉ cao về tốc độ (số lượng), mà còn giữ và nâng cao về chất lượng tăng trưởng. Hiệu quả đầu tư được cải thiện thể hiện ở hệ số ICOR thấp hơn trước. Hệ số ICOR (cho thấy để tăng 1 đồng GDP thì phải đầu tư bao nhiêu đồng vốn) năm 2019 ước đạt 5,95 lần (thấp hơn mức 6,25 lần của thời kỳ 2011-2015, mức 6,17 lần của thời kỳ 2016-2018). Tốc độ tăng năng suất lao động tiếp tục cao (gần 6%). Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tốc độ tăng GDP tăng nhanh từ 33,58% thời kỳ 2011-2015, lên 43,29% thời kỳ 2016-2018, khả năng 2019 vượt qua mốc 45% (cùng với sự giảm xuống của tỷ trọng tăng số lượng lao động và tăng lượng vốn đầu tư vào tốc độ tăng GDP tương ứng từ 66,42% xuống 56,71% và xuống 55%). Theo đó, tăng trưởng GDP bước đầu chuyển đổi mô hình từ chủ yếu dựa vào tăng vốn, tăng số lao động, sang mô hình dựa vào tăng hiệu quả đầu tư, tăng năng suất lao động, tăng TFP.

VCBS: Thị trường bán lẻ sôi động các hoạt động M&A

Điểm lại các thương vụ M&A tiêu biểu trong ngành bán lẻ, Công ty Chứng khoán Vietcombank VCBS cho biết trong tháng 4/2019, thị trường đã chứng kiến Vingroup đã mua lại Viễn Thông A, Fivimart, GM Việt Nam, Shop&Go. Đến tháng 6/2019, Saigon Co.op đã mua lại Auchan Việt Nam. Đến tháng 7/2019, Jolibee thâu tóm chuỗi café Coffee Bean.

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Tháng 9/2019, Vinmart thâu tóm chuỗi siêu thị Queensland (8 siêu thị) và đến tháng 12 năm nay, Masan Consumer sáp nhập Vincommerce và VinEco.

Nhìn nhận về thị trường, VCBS đánh giá việc các đại gia bán lẻ trong nước mua lại các chuỗi của nước ngoài cho thấy kinh nghiệm thấu hiểu địa phương đã chiến thắng mô hình kinh doanh quốc tế trong phân khúc siêu thị/cửa hàng tiện lợi.

Với việc chuyển nhượng hệ thống bán lẻ của Vingroup về với Masan cũng được bên trong cuộc chia sẻ nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các ông lớn nước ngoài.

Nhận định thêm về thị trường bán lẻ, VCBS cho rằng trước mức độ gia tốc đô thị hóa, các thành thị cấp 2 sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính cho các doanh nghiệp bán lẻ thay cho các thành phố lớn hiện hữu.

3 ngành "xương sống" của kinh tế số hoạt động ra sao trong năm 2019?

diem tin kinh te viet nam nam 2019

Hầu hết vốn mới của năm 2019 đã được chuyển sang lĩnh vực thương mại điện tử, fintech và logistics. Quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 là 4,6 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ đạt 23 tỷ USD vào năm 2025, theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 của Google, Temasek và Bain.

"Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn sơ khai về thương mại điện tử", theo JJ Ang, CFO Sendo nói. Trong năm vừa qua, Tiki và Sendo là những trang thương mại điện tử được truy cập nhiều chỉ sau Shopee.

Với cơ hội lớn để tăng trưởng, lĩnh vực này dự kiến ​​sẽ thu hút nhiều vốn hơn nữa. Ang cho biết việc có các nhà đầu tư lớn đã giúp Sendo tiếp cận thị trường khu vực. Sendo gần đây đã tăng vốn được 61 triệu USD trong vòng C của mình, sau khoản tài trợ 51 triệu USD trước đó vào năm 2018. Cùng với sự bùng nổ thương mại điện tử, đầu tư cũng đổ mạnh vào hậu cần. Dù vậy, Việt Nam vẫn cần đầu tư đáng kể vào phát triển cơ sở hạ tầng như để kết nối các cảng với kho và trung tâm hậu cần.

diem tin kinh te viet nam nam 2019 Điểm mặt các dự án FDI vào Việt Nam năm 2019

TBCKVN - Tính lũy kế đến cuối năm 2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ ...

diem tin kinh te viet nam nam 2019 Kinh tế Việt tiếp tục tăng trưởng bền vững

TBCKVN - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn với những diễn biến đối đầu hết sức phức tạp, kinh tế ...

diem tin kinh te viet nam nam 2019 227 dự án vào Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

TBCKVN - Trong bối cảnh năm 2019 còn nhiều khó khăn, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An vẫn nổi lên bởi nỗ lực trong thu hút ...

Quốc Trung t/h

Tin cũ hơn
Xem thêm