Đà Nẵng xin chuộc đất vàng: Nhiệm vụ bất khả thi?

Cập nhật: 09:02 | 30/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thời gian qua, chính quyền Đà Nẵng nhiều lần khẳng định chủ trương xin chuộc lại các khu đất vàng liên quan đến sai phạm quản lý của thời kỳ trước. Nhưng việc này có dễ?

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi

Thâu tóm đất vàng: Khu đất Chi Lăng ‘tàng hình’ trong quy hoạch chung TP Đà Nẵng

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi

Thâu tóm đất vàng Đà Nẵng: ‘Khối u’ ngàn tỷ Chi Lăng

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi

Thâu tóm đất vàng: UBND TP Đà Nẵng sai có hệ thống

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi

Thâu tóm đất vàng Đà Nẵng: Những thương vụ ‘ma quỷ’

Muốn chuộc hàng loạt đất vàng

Khoảng cuối năm 2018, dư luận Đà Nẵng xôn xao trước thông tin đăng tải trên báo chí về việc UBND TP Đà Nẵng dự định chi khoảng 100 tỷ mua lại khu nhà hàng, bến du thuyền của Vũ ‘nhôm’ ven sông Hàn. Thông tin này được Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 27/11/2018.

Dự án này do Công ty TNHH I.V.C của Vũ ‘nhôm’ đầu tư ở vị trí cực kì đắc địa bên sông Hàn, án ngữ tầm nhìn ra sông của di tích lịch sử Quốc gia – Thành Điện Hải. Dự án được cấp phép dưới thời ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư Đà Nẵng, xây dựng trên quy mô 0,4 ha với diện tích mặt đất là 2.100 m2, diện tích mặt nước là 1.900 m2.

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi
Cuối năm 2018, báo chí loan tin chính quyền Đà Nẵng được cho là muốn mua lại dự án bến du thuyền bên sông Hàn của Vũ 'nhôm' với giá khoảng 100 tỷ đồng

Chính quyền Đà Nẵng khái toán kinh phí thu hồi dự án vào khoảng 100 tỷ đồng, gồm phí đền bù xây dựng công trình, không bồi thường về đất do dự án này cho thuê trả tiền hàng năm. Tuy nhiên đến nay, chưa có thêm thông tin nào cho thấy tính khả thi của chủ trương chuộc lại khu đất này và tòa nhà 3 tầng đồ sộ bên sông Hàn vẫn cửa đóng then cài.

Thông tin đang được người dân Đà Nẵng quan tâm không kém, đó là UBND TP chủ trương chuộc lại sân vận động Chi Lăng bằng với giá trị tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư nộp vào ngân sách Nhà nước thời điểm 2010 (1.251 tỷ đồng). UBND TP Đà Nẵng cho biết, “tâm tư” của người dân, lãnh đạo TP là muốn chuộc lại sân vận động Chi Lăng, biến đây thành công trình công cộng phục vụ sinh hoạt của dân Đà Nẵng.

Tháng 8/2019, dư luận lại một phen xôn xao trước thông tin UBND TP Đà Nẵng tính hoàn trả tiền, chuộc lại đất Công viên 29/3. Trước đó, cử tri Đà Nẵng bức xúc khi TP xẻ bán khu đất 5.300m2 của công viên tại đường Điện Biên Phủ cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (51,9 tỷ đồng, giảm 10% “ưu đãi” còn 46,7 tỷ đồng).

Nhiệm vụ bất khả thi

Theo nhiều chuyên gia, họ ủng hộ chủ trương chuộc đất vàng có liên quan đến sai phạm của UBND TP Đà Nẵng, nhưng rất nghi ngờ về tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Cửu Loan, Chánh VP Hội Quy hoạch phát triển đô thị Đà Nẵng băn khoăn TP sẽ lấy đâu ra cả ngàn tỷ để chuộc lại các khu đất vàng. Ông cho rằng, lãnh đạo TP đang quyết nhiều vấn đề liên quan đến tiền, nhưng khả năng thực hiện là vô cùng khó khăn. Đơn cử có việc chi khoảng 100 tỷ lấy nhà hàng, bến du thuyền bên sông Hàn của Vũ ‘nhôm’; và 1.251 tỷ chuộc sân Chi Lăng.

Ông khẳng định sau 8 năm, giá trị đất, tình trạng lạm phát khiến con số 1.251 tỷ đồng mua lại sân Chi Lăng là không thực tế. Còn như bến du thuyền bên sông Hàn, TP nói 100 tỷ nhưng chắc gì doanh nghiệp đã chấp thuận.

da nang xin chuoc dat vang nhiem vu bat kha thi
Chuyên gia cho rằng để đảm bảo thi hành án, sân vận động Chi Lăng (tài sản là bất động sản) phải được đấu giá theo quy định

Luật sư Lê Cao, GĐ Công ty Luật FDVN (Đoàn Luật sư Đà Nẵng) cho rằng, về bản chất các quyền sử dụng đất thuộc sân vận động Chi Lăng là tài sản các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đã thế chấp để vay vốn tại các Ngân hàng. Theo bản án đã tuyên thì các quyền sử dụng đất thuộc sân vận động Chi Lăng là đối tượng thi hành án để thanh toán các khoản vay của các công ty theo Hợp đồng tín dụng.

Theo luật sư, cơ quan thi hành án phải tiến hành kê biên và triển khai bán đấu giá theo quy định để thu hồi các khoản vay theo hợp đồng.

“Việc UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị mua lại sân Chi Lăng với giá 1251 tỷ động dựa trên số tiền đóng ngân sách trong 08 năm của Doanh nghiệp là chưa phù hợp với quy định tại các Điều 98, Điều 101 Luật thi hành án dân sự đã dẫn. Giá trị nộp Ngân sách nhà nước trong 08 năm không thể là căn cứ để phản ánh giá trị thực tế của các quyền sử dụng đất.

Nếu UBND thành phố Đà Nẵng có đưa ra một mức giá khác phù hợp với giá thị trường đi nữa thì cũng phải thực hiện tham gia đấu giá theo quy định như những chủ thể khác để đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật, tài sản phải được bán đấu giá, bên trúng đấu giá để được quyền mua tài sản phải là bên trả giá cao nhất so với giá khởi điểm”, luật sư Lê Cao cho biết.

Sân Chi Lăng không thể đấu giá!

Tại cuộc làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng ngày 28/8/2019, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho rằng không thể đấu giá sân Chi Lăng để thi hành án, trả nợ 4.000 tỷ đồng cho các ngân hàng, liên quan đại án Phạm Công Danh.

Chính quyền Đà Nẵng lí giải, 14 sổ đỏ xẻ ra từ sân Chi Lăng cấp cho doanh nghiệp là bất hợp pháp nên không thể đấu giá. Mặt khác, khu vực này cũng chưa có quy hoạch.

Cao Thái

Tin cũ hơn
Xem thêm