Cổ phiếu LSS leo trần ba phiên, Mía đường Lam Sơn muốn mang 2,3 triệu cổ phiếu quỹ ra bán

Cập nhật: 10:20 | 19/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Ngày 17/6, Hội đồng quản trị CTCP Mía đường Lam Sơn (HOSE - Mã: LSS) đã thông qua nghị quyết về việc bán hơn 2,3 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức giao dịch hoặc thỏa thuận. Thời gian dự kiến bán sau khi Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Giá bán chưa được công ty công bố.

Cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn với nhà đầu tư?

Sau 6 tháng, vốn hóa cổ phiếu VCB lại vượt VIC

1633-mia-duong-lam-son
Hình minh họa

Được biết, 2,3 triệu cổ phiếu quỹ này nằm trong tổng số hơn 3 triệu cổ phiếu quỹ mà Mía đường Lam Sơn đã mua vào tháng 2/2018. Thời điểm đó, công ty đã mua với giá bình quân 10.922 đồng/cp. Sau đó, doanh nghiệp đã bán bớt 679.200 đơn vị từ ngày 10/3 đến 8/4 năm nay tại mức giá bình quân 13.507 đồng/cp.

Cổ phiếu LSS chốt phiên 18/6 ở mức giá 12.650 đồng/cp. Tạm tính với mức giá này, Mía đường Lam Sơn có thể thu về hơn 29 tỷ đồng nếu bán thành công.

1741-lss
Cổ phiếu LSS tăng trần ba phiên liên tiếp gần nhất (nguồn cafef)

Trên thị trường chứng khoán, nhóm cổ phiếu mía đường thời gian gần đây đã có nhiều phiên bùng nổ. Riêng cổ phiếu LSS đã có ba phiên liên tiếp tăng kịch trần.

Cổ phiếu ngành mía đường nói chung và cổ phiếu LSS nói riêng bứt phá ngay sau sự kiện Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64%. Quyết định có thời hạn 5 năm và có thể được rà soát theo đúng quy định pháp luật.

Trước đó, trên cơ sở kết quả điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời hôm 9/2.

Vụ việc được bắt đầu điều tra ngày 21/9/2020 sau khi cơ quan này thẩm định hồ sơ yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước. Kết quả điều tra cho thấy các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 47,64%.

Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước phải chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận...

Nguyên nhân chính là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tình hình sản xuất, cung cầu, giá cả... để triển khai các biện pháp ổn định thị trường đường theo đúng quy định.

Sắc đỏ bao trùm chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 18/6 đồng loạt lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể ...

Nhịp tăng của VN-Index còn tiếp tục trong tuần tới?

Về kỹ thuật, VN-Index có thể bước vào sóng tăng mới sau khi vượt thành công đỉnh cũ để hướng đến mục tiêu ngắn hạn ...

Sau 6 tháng, vốn hóa cổ phiếu VCB lại vượt VIC

Với phiên tăng ấn tượng này, cổ phiếu VCB của Vietcombank đã vượt VIC của Vingroup để trở thành doanh nghiệp có vốn hoá lớn ...

Tuệ An