Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

Cập nhật: 17:09 | 30/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Nhiều nơi người dân quan niệm lễ cúng ông Công ông Táo phải trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, để Táo Quân còn kịp giờ về Thiên đình. Tuy nhiên nhiều gia đình cúng tiễn Táo quân rất sớm, thậm chí trước mấy ngày, điều này có nên không?

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Nguồn gốc, ý nghĩa lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Năm nay, ngày ông Táo chầu trời rơi vào ngày 4/2/2021 dương lịch. Ở nhiều nơi, người dân quan niệm rằng sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, ông Táo đã lên chầu trời sẽ không nhận được đồ cúng nữa. Chính vì Lễ cúng ông Táo thường được nhiều gia đình thực hiện từ ngày hôm trước và vào buổi sáng 23 tháng Chạp.

Có nên cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

Theo chuyên gia văn hóa Nguyễn Đức Hiển, Viện nghiên cứu Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam cho hay, lễ cúng ông Công ông Táo tốt nhất là vào giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 22 và 23 tháng Chạp khi các thần quy tụ chuẩn vị về trời. Tùy vào điều kiện từng gia đình mà lễ cúng có thể khác nhau. Có gia đình cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiều ngày 23 nhưng cũng có gia đình đã thực hiện lễ cúng ông táo sớm trước đó 1 ngày.

Tuy nhiên, nếu không bận việc thì gia chủ nên hoàn tất việc cúng ông Công ông táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.

0706-ongcong1

Với quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian, nên người Việt làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi.

Sau lễ tiễn Táo quân, đến chiều ba mươi Tết (có nơi là đêm Giao thừa) hoặc ngày mùng bốn tháng Giêng, phải làm lễ đón ngài từ trời quay trở về với gia chủ, gọi là lễ tiếp Táo. Lễ này có thể long trọng không kém lễ tiễn nhưng cũng có thể rất đơn giản, chỉ cần treo hình Táo quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là ngài đã trở về trấn thủ trong nhà để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác trong năm mới.

Phong tục cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Ngày lễ mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống trong các gia đình, truyền tải những mong ước tốt đẹp và góp phần gia tăng thêm hương vị ngày Tết ở Việt Nam.

0723-ongcong2

Sắm lễ cúng ông Công ông Táo

Theo dân gian thì gia chủ chuẩn bị lễ vật gồm có:

- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.

- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.

- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.

- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.

- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.

- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.

- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.

- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.

- Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.

- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.

- 9 cây cây nến đỏ.

Nhưng ngày nay, do đời sống chủ quan và khách quan, nhiều gia đình có thể không có kinh tế nên họ chỉ mua bộ ông Công ông Táo và ít xôi với giò để thắp hương lấy lòng thành là yếu. Nhưng bên cạnh đó, nhiều gia đình khá giả hơn họ vẫn thắp hương đưa ông Công ông Táo chầu trời bày biện sang nhất. Cốt lõi cũng là lòng thành của từng gia đình.

0704-ongcong

Bài văn khấn cúng ông táo ông công

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái)

Bài cúng ông táo ông công chầu trời:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân.

Tín chủ chúng con là: ………………………….

Ngụ tại: ……………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn thần, đốt nến tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân giáng lâm trước án hưởng thụ lễ vật.

Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần, gia ân châm trước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Linh Linh