Cắt giảm sản lượng liên tục, OPEC+ gặp áp lực lớn

Cập nhật: 09:51 | 04/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Kể từ khi thế giới mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 đến nay, OPEC+ đã 4 lần cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường nhưng vẫn không ngăn được đà đi xuống của giá xăng dầu.

OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu vào đầu năm 2024

Thị trường dầu mỏ của Mỹ đã "đạt đỉnh"?

Theo Reuters, đa số các thành viên OPEC+ đều đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu với 2,2 triệu thùng/ngày trong quý II/2024, thị trường đang trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trước đó, Arab Saudi cho biết sẽ gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày đến cuối tháng 6 dao động trong khoảng 9 triệu thùng/ngày.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Cùng với đó, Nga cũng thông tin cho biết thị trường cũng sẽ cắt giảm sản lượng và xuất khẩu dầu thêm khoảng 471.000 thùng/ngày trong quý II này. Do căng thẳng khu vực Biển Đỏ khiến OPEC+ tiếp tục giảm sản lượng và hỗ trợ giá dầu thô năm 2024.

Trên thế giới, giá dầu thô Brent hiện tại đang ở mức 83,81 USD/thùng vào lúc 7h20 ngày 4/3 (theo giờ Việt Nam). Hãng thông tấn nhà nước Saudi SPA cho biết việc cắt giảm sẽ được đảo ngược dần dần, tùy vào điều kiện thị trường.

Trước đó, tháng 11/2023, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm tự nguyện tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý đầu tiên và OPEC+ cũng đã thực hiện một loạt cắt giảm sản lượng kể từ cuối năm 2022 để hỗ trợ thị trường trong bối cảnh sản lượng tăng từ Mỹ và các nhà sản xuất không phải thành viên khác.

Cũng theo Reuters, tổng mức cắt giảm cam kết của OPEC+ kể từ năm 2022 khoảng 5,86 triệu thùng/ngày. OPEC cũng dự báo năm 2024 nhu cầu của dầu thế giới sẽ tăng trưởng tương đối mạnh ở mức 2,25 triệu thùng/ngày. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo ​​mức tăng trưởng chậm hơn nhiều là 1,22 triệu thùng/ngày. IEA cũng cho rằng ​​nguồn cung dầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục khoảng 103,8 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Kế hoạch hạn chế sản lượng của OPEC+ có thể còn kéo dài

Giá dầu giảm không phải là điều mà các nhà xuất khẩu hàng đầu của OPEC+ muốn nhưng quyết định trong thời gian sắp tới của nhóm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cán cân cung cầu cùng các biến động trên thị trường.

Theo báo cáo của EIA, thị trường sẽ "hụt hơi" khoảng 810.000 thùng/ngày trong quý I/2024 và giá dầu sẽ WTI đạt đỉnh 80 USD/thùng. Mặc dù vậy, nguồn cung được cải thiện sẽ gây áp lực trở lại lên thị trường trong quý tới. Bên cạnh đó, việc tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo sẽ có khả năng chững lại trong năm 2024 đã tạo ra sức nặng trên thị trường.

Trong khi đó, với công suất dự phòng hơn 4,4 triệu thùng/ngày cùng chính sách cắt giảm sản lượng "tự nguyện" đồng nghĩa với việc OPEC+ có thể linh hoạt để điều tiết nguồn cung trên thị trường khiến giá dầu tăng "nóng bỏng" và gây đứt gãy nhu cầu của thị trường.

Nhìn chung, OPEC+ sẽ phải đối mặt với khó khăn cùng yếu tố tăng trưởng nguồn cung của các quốc gia bên ngoài giảm tốc sẽ giúp nhóm lấy lại vị thế của mình trên thị trường và hoàn toàn có thể ngăn chặn sự sụt giảm của giá dầu thông qua các chính sách quản lý nguồn cung trong năm nay.

Trong nước, giá bán các loại xăng dầu được áp dụng theo mức giá tại phiên điều hành ngày 29/2 như sau: Giá xăng E5 bán ở mức 22.750 đồng/lít. Giá xăng RON95 lên mức 23.920 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm xuống 20.770 đồng/lít và giá dầu hoả cũng hạ 140 đồng/lít về mức 20.780 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 1/3/2024: Trong nước biến động trái chiều

Giá xăng trong nước từ 15h chiều ngày 29/2 được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng. Trong khi đó, ...

Giá xăng dầu hôm nay 4/3/2024: Thị trường thế giới liên tục "đứng đỉnh"

Tuần qua, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh và vượt ngưỡng 80 USD/thùng liên tiếp 4 tháng qua. Trong khi đó, giá ...

Thanh Hằng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm