[Cập nhật] Giá vàng hôm nay 22/10/2021: Vàng trong nước điều chỉnh giảm

Cập nhật: 09:00 | 22/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá vàng trong nước điều chỉnh giảm tại một số cửa hàng kinh doanh. Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng trở lại sau khi giảm vào phiên trước vì lợi suất trái phiếu tăng.

Giá vàng hôm nay 22/10/2021: Biến động khó lường, mua bán ngập ngừng

Dự báo giá vàng ngày 22/10/2021: Có thể duy trì đà tăng khi đồng USD phục hồi?

Chuyên gia nói gì về việc đầu tư vàng vào thời điểm này?

Cụ thể, hệ thống PNJ chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC giảm 100.000 đồng/lượng (mua vào) và giảm 50.000 đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm khảo sát, giá mua và giá bán giữ nguyên không đổi tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 57,50 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 58,12 triệu đồng/lượng. Các loại vàng nữ trang khác tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 40.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.

5946-capnhatgiavang2210
Ảnh minh họa

Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/10, giá vàng giao ngay tăng 0,14% lên 1.785,6 USD/ounce vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,24% lên 1.786,1 USD.

Giá vàng giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (21/10) vì lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, dù vậy kim loại quý vẫn nhận được một số hỗ trợ từ lo ngại về lạm phát cao kéo dài.

Ông Fawad Razaqzada, nhà phân tích của ThinkMarkets, cho biết lợi suất tăng rõ ràng đã ảnh hưởng tiêu cực tới vàng, nhưng đồng thời với áp lực lạm phát gia tăng với giá dầu thô leo thang thúc đẩy nhu cầu đối với vàng.

Vàng vẫn bị mắc kẹt giữa ngưỡng kháng cự 1.800 USD và mức hỗ trợ quanh 1.750 USD do các yếu tố xung đột, ông nói thêm.

Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên cao nhất 5 tháng khiến vàng trở nên kém hẫp dẫn hơn, vì làm tăng chi phí cơ hội sở hữu tài sản không sinh lời như vàng.

Trong khi vàng thường được coi là hàng rào phòng ngừa lạm phát, việc giảm các biện pháp kích thích kinh tế và nâng lãi suất sẽ kéo lợi suất trái phiếu chính phủ lên cao.

Ngân hàng dự báo giá vàng sẽ đạt 1.700 USD/ounce vào cuối tháng 3 năm sau và 1.600 USD/ounce vào cuối tháng 12/2022.

Vàng cũng chịu áp lực khi thị trường nhà ở Mỹ tiếp tục thu hút người mua.

Hôm 21/10, Hiệp hội Môi giới Quốc gia (NAR) của Mỹ cho biết doanh số bán nhà hiện tại đã tăng lên mức điều chỉnh theo mùa và hàng năm là 6,29 triệu căn vào tháng trước, tăng 7% so với mức của tháng 8 là 5,88 triệu căn.

Dữ liệu bán hàng mới nhất vượt các dự đoán đồng thuận của thị trường, với các nhà kinh tế trước đó dự đoán doanh số bán nhà hiện tại tăng lên 6,10 triệu.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,9% xuống 24,06 USD/ounce. Trong khi giá bạch kim giảm 1,5% xuống 1.035,04 USD, giá palladium giảm 2,2% xuống 2.027 USD, theo Reuters.

Lạm phát không phải nhất thời

Giới đầu tư hiện đang lo lắng, liệu lạm phát cao hơn có thúc đẩy các ngân hàng trung ương nâng lãi suất sớm hơn dự kiến không?

Trong khi đó, không ít chuyên gia, nhà phân tích đã tin rằng, phần lớn áp lực lạm phát sẽ được duy trì và có thể dẫn đến mối đe dọa lớn đối với thị trường và nền kinh tế Mỹ. Một trong những người đó là nhà quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu - tỷ phú Paul Tutor Jones, đã bày tỏ lo ngại về mức độ lạm phát hiện tại. "Đối với tôi vấn đề số 1 mà các nhà đầu tư tại Phố Chính đang phải đối mặt là lạm phát và với riêng cá nhân tôi, rõ ràng lạm phát không phải nhất thời. Đó có lẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với thị trường tài chính và với xã hội nói chung", Paul Tutor Jones chia sẻ.

Theo quan điểm của Nhà quản lý quỹ đầu cơ này, lạm phát sẽ tiếp tục tồn tại và điều đáng báo động hơn là nó có kghar năng gây ra mối đe dọa lớn đối với thị trường và nền kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất thế giới - Mỹ. Vị chuyên gia này đánh giá chính xác áp lực lạm phát hiện nay là kết quả của hàng nghìn tỷ USD do các đợt kích thích tài chính và tiền tệ - vốn ban đầu được sử dụng để chấm dứt cuộc suy thoái do hậu quả trực tiếp của đại dịch Covid-19 và sau đó là hỗ trợ cho sự phục hồi kinh tế Mỹ.

Một trong những dự đoán đáng báo động nhất mà Paul Tutor Jones đưa ra là áp lực giá sẽ tiếp tục tăng. Nếu xem xét rằng, lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong 30 năm vào tháng 9, có nghĩa là rất có thể Fed sẽ thực hiện các bước để kiềm chế áp lực lạm phát.

Hiện Fed không có nhiều công cụ để chống lại lạm phát gia tăng, công cụ chủ yếu của họ là tăng lãi suất, đây thực sự là "con dao hai lưỡi" đối với vàng. Bởi áp lực lạm phát cao ban đầu sẽ là tác nhân tăng giá vàng, nhưng sau đó nó có thể có tác động ngược lại.

Về kỹ thuật, ban đầu, đồ thị dấu chấm được Fed đưa ra trong thời kỳ cao điểm của đại dịch cho thấy sẽ không có đợt tăng lãi suất nào trong suốt năm 2021, đến 2022. Nhưng đến nay tình hình lại khiến người ta tin sẽ có hai đợt tăng lãi suất vào năm 2022 để giúp kiềm chế và giảm mức lạm phát cao kỷ lục.

Và khi lãi suất được tăng lên, vàng trở thành kênh đầu tư kém thuận lợi hơn khi so sánh với một khoản đầu tư có thu nhập cố định như trái phiếu chính phủ Mỹ.

Thanh Hằng