Cập nhật giá vàng chiều nay 15/3/2021: Vàng trong nước điều chỉnh không đồng nhất

Cập nhật: 14:06 | 15/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch lúc 13h30 chiều nay (15/3), giá vàng miếng SJC, vàng 9999, vàng nhẫn 24K và vàng 18K cùng duy trì đà biến động trái chiều tại các hệ thống cửa hàng. Hiện, giá vàng miếng trong nước vẫn giao dịch quanh mốc 55 triệu đồng/lượng.

Giá vàng hôm nay 15/3/2021: Có nên đầu tư vàng thời điểm này?

Giá vàng hôm nay 13/3/2021: Bất ngờ đảo chiều

Dự báo giá vàng ngày 13/3/2021: Tiếp đà tăng?

Cụ thể, vào lúc 13h30, giá vàng SJC xuất hiện dấu điều chỉnh không đồng nhất tại khắp các hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc so với cuối tuần trước.

Cụ thể, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, ghi nhận đà tăng của giá vàng SJC đồng loạt chững lại ở chiều mua vào nhưng cùng giảm thêm 50.000 - 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

Tại Tập đoàn Doji, giá vàng SJC chiều nay đều biến động trái chiều ở cả hai chi nhánh Bắc - Nam. Trong khi, ở chiều mua vào tăng lần lượt từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng thì chiều bán ra đã giảm thêm 50.000 - 70.000 đồng/lượng.

0522-capnhatgiavang153
Ảnh minh họa

Cùng thời điểm, giá vàng SJC tại các hệ thống như Phú Quý, Bảo Tín Minh Châu và Mi Hồng vẫn tiếp nối đà giảm của phiên trước đó. Theo đó, ghi nhận giá vàng điều chỉnh giảm trong khoảng 20.000 - 100.000 đồng/lượng chiều mua và 50.000 - 60.000 đồng/lượng chiều bán.

Còn lại tại Ngân hàng Eximbank, giá vàng SJC tiếp tục duy trì đà tăng và ghi nhận tăng lần lượt là 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên thứ Bảy tuần trước.

Cũng trong phiên giao dịch này, giá vàng 24K tiếp tục giảm thêm 50.000 - 200.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng kinh doanh so với mức ghi nhận cùng giờ của phiên cuối tuần trước.

Trong đó, tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn giá vàng 24K đồng loạt giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng theo cả hai chiều. Còn tại Mi Hồng, giá vàng không thay đổi ở chiều mua nhưng đã giảm thêm 50.000 đồng/lượng ở chiều bán.

Tại Tập đoàn Doji thuộc chi nhánh Hà Nội và TP HCM, giá vàng 24K trong phiên trưa nay xuất hiện dấu hiệu biến động trái chiều. Trong khi, chiều mua vào tăng 150.000 đồng/lượng thì chiều bán ra giảm 50.000 đồng/lượng.

Tại Tập đoàn Doji chi nhánh TP HCM, Bảo Tín Minh Châu và cửa hàng Vàng Mi Hồng, giá vàng cùng giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng ở chiều mua vào nhưng chiều bán ra giảm thêm từ 50.000 - 350.000 đồng/lượng.

Cùng trạng thái, giá vàng 24K tại Tập đoàn Phú Quý và Bảo Tín Minh Châu ghi nhận giảm đồng thời 100.000 đồng/lượng ở chiều mua còn chiều bán đã giảm thêm từ 100.000 - 200.000 đồng/lượng.

Tại hệ thống PNJ, giá vàng 24K ở chiều mua vào và bán ra cùng giảm 100.000 đồng/lượng. Còn tại Mi Hồng, giá vàng vẫn giữ nguyên giá mua không đổi còn giá bán giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng 18K duy trì đà giảm, với mức giảm từ 30.000 - 150.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc.

Theo khảo sát cho thấy, hiện giá vàng 18K tại Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji, cùng điều chỉnh giảm nhẹ từ 30.000 đồng/lượng đến 40.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra.

Trong khi tại hệ PNJ, giá vàng ở chiều mua vào và bán ra đồng loạt giảm 150.0000 đồng/lượng. Tuy nhiên, tại Mi Hồng giá vàng ở cả hai chiều không có sự điều chỉnh mới so với phiên cuối tuần trước.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.170 đồng), giá vàng thế giới tương đương 48,15 triệu đồng/lượng, thấp hơn 7,62 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Giá vàng thế giới giao ngay tăng 0,16% xuống 1.722,5 USD/ounce vào lúc 14h05 (giờ Việt Nam), theo kitco. Trong khi, giá vàng giao tháng 5 tăng 0,17% lên 1.722,95 USD/ounce.

Tuần trước, giá vàng đã tăng 1,4% nhờ sự suy yếu của đồng bạc xanh và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm, và cũng đánh dấu tuần tốt nhất trong 7 tuần.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, không đổi ở mức 91,68. Trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ neo ở mức cao nhất trong hơn một năm.

Việc gói cứu trợ trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden được ký thành luật vào ngày 11/3 tuần trước cũng hỗ trợ sự phục hồi của giá vàng.

Ở một diễn biến khác, bảng cân đối kế toán hàng tháng mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ, được công bố vào ngày 10/3, cho thấy Mỹ thâm hụt ngân sách 1.050 tỷ USD trong 5 tháng đầu tiên của năm tài chính 2021, với 311 tỷ USD chỉ trong tháng 2.

Và đó là trước khi khoản kích thích trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền ông Biden phát huy tác dụng vào nền kinh tế trong những tháng tới, theo Investing.

Tổng nợ liên bang của Mỹ đã tăng tới 107,6% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020 từ 106,9% của năm 2019. Như vậy, nợ quốc gia của Mỹ đang tiến tới mức 28.000 tỷ USD.

Nếu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 2%, cùng với khoản nợ quốc gia gần 30.000 tỷ USD, thì các khoản thanh toán dịch vụ hàng năm sẽ lên tới khoảng 660 tỷ USD. Thâm hụt hàng năm sẽ tiếp tục làm cho nợ quốc gia thậm chí còn cao hơn.

Và trong khi Mỹ dường như đang trong giai đoạn tương đối sớm của chu kỳ mở rộng tiền tệ, cung tiền về cơ bản vẫn có thể tăng lên và đưa nền kinh thế số một thế giới trở lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009.

Diễn biến của thị trường vàng cuối tuần trước là một động lực hấp dẫn có thể thúc đẩy vàng bước vào thị trường giá lên, nếu đà tăng này kéo dài.

Minh Phương