Cán cân xuất nhập khẩu đang ở đâu sau tháng 1?

Cập nhật: 18:09 | 30/01/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tổng cục Thống kê vừa cho biết, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1 ước tính đạt 20 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,42 tỷ USD, giảm 0,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,58 tỷ USD, tăng 3,2%.

can can xuat nhap khau dang o dau sau thang 1 Việt Nam có thêm 3 thị trường mới khi CPTPP có hiệu lực
can can xuat nhap khau dang o dau sau thang 1 Năm 2019, ngành da giầy đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 21,5 tỷ USD
can can xuat nhap khau dang o dau sau thang 1 Kim ngạch thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam tăng 7%

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng tăng so với tháng trước như: Hóa chất tăng 33,4%; rau quả tăng 30,3%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 21,8%; dầu thô tăng 19,3%; sắt thép tăng 19,2%.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị giảm như: Điện thoại và linh kiện giảm 0,9%; hàng dệt may giảm 4,3%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 4,6%.

can can xuat nhap khau dang o dau sau thang 1
Tháng 1 ước tính nhập siêu 800 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,6 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,8 tỷ USD.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1 giảm 1,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 5,1%. Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm: Điện thoại và linh kiện đạt 2,9 tỷ USD, giảm 27,5%, đây là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu tháng 1 giảm so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 2,3 tỷ USD, giảm 5%; máy ảnh, máy quay phim đạt 450 triệu USD, giảm 9,1%...

Về xuất khẩu, Hoa Kỳ hiện là thị trường lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với kim ngạch đạt 4 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 44,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 40,4%; giày dép tăng 13,5%. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 3,8 tỷ USD, tăng 3,2%, trong đó hàng dệt may tăng 23,9%; giày dép tăng 13,6%; thủy sản tăng 10,7%. Thị trường EU đạt 3,2 tỷ USD, giảm 7,3%, trong đó điện thoại và linh kiện giảm 20,4%; sắt thép giảm 60,3%. ASEAN đạt 2 tỷ USD, giảm 5,1%, trong đó thủy sản giảm 22,5%; điện thoại và linh kiện giảm 36,3%..

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1 ước tính đạt 20,80 tỷ USD, tăng 1,7% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,05 tỷ USD, tăng 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,75 tỷ USD, tăng 0,7%. Kim ngạch một số mặt hàng tăng so với tháng trước: Bông tăng 24,4%; than đá tăng 24,2%; thủy sản tăng 16,3%; kim loại thường tăng 8,5%; sản phẩm chất dẻo tăng 5,8%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 5,3%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1 ước tính tăng 3,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,3%. Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu lớn trong tháng Một: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 3,7 tỷ USD, tăng 0,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3 tỷ USD, tăng 3,8%; điện thoại và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12%; vải đạt 1,1 tỷ USD, tăng 5,8%; sắt thép đạt 788 triệu USD, giảm 3,2%; chất dẻo đạt 780 triệu USD, tăng 0,3%.

Về hàng hóa nhập khẩu trong tháng 1, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 6,1 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 21,2%; vải tăng 4,1%. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, giảm 5,8%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 5,3%; điện tử, máy tính và linh kiện giảm 12,6%. ASEAN đạt 2,8 tỷ USD, tăng 3,7%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 17,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 16,3%...

Đức Hậu

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm