Bất ngờ: Quả ớt có nhiều công dụng chữa bệnh

Cập nhật: 11:49 | 23/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ớt là một loại gia vị không thể thiếu ở căn bếp người Việt, nhưng bên cạnh việc làm phụ gia thì ớt còn có nhiều công dụng trong chữa và điều trị bệnh.  

bat ngo qua ot co nhieu cong dung chua benh Những công dụng bất ngờ của hạt chia
bat ngo qua ot co nhieu cong dung chua benh Công dụng bất ngờ của “rong biển” trong cuộc sống và trị bệnh

Ớt là một loại cây thuộc họ Cà, có tên khoa học là Capsicum frutescens L. Đây là một loại cây bụi nhỏ cao từ 0,5m đến 1 m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá, thường đơn độc, ít khi thành đôi. Ðài hợp hình cái chuông. Tràng hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thùy, màu trắng hay vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2-3 ô. Quả Ớt thường mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc đa dạng như: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, tím, vàng, xanh tùy thứ. Hạt hình thận dẹp.

Theo chia sẻ của các dược sĩ, giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết rằng trong vỏ của quả Ớt chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2 %) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), betaine, adenine và cholien. Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200 đến 400 mg%.

Trong Đông y, quả Ớt có vị cay, tính nóng có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu; dùng ngoài làm thuốc chuyển máu và gây xung huyết; Lá ớt có vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng , lợi tiểu.

bat ngo qua ot co nhieu cong dung chua benh
Quả ớt có nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ

Còn theo một nghiên cứu mới của Hoa Kỳ cho thấy hợp chất capsaicin - chất tạo độ cay nóng trong ớt và nhiều gia vị khác có thể giúp làm chậm sự lây lan của ung thư phổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ung thư ở cả nam và nữ. Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến ung thư xảy ra khi ung thư lan đến các bộ phận khác trên cơ thể, gọi là di căn.

“Ung thư phổi và các bệnh ung thư khác thường di căn đến các vị trí thứ phát như não, gan hoặc xương, khiến chúng khó điều trị”, Jamie Friedman, một ứng cử viên tiến sĩ thực hiện nghiên cứu phát biểu, “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hợp chất tự nhiên capsaicin từ ớt có thể là một liệu pháp mới để chống lại sự di căn ở bệnh nhân ung thư phổi”.

Các chuyên gia đến từ Đại học Oxford (Anh), Trường Y thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cũng rút ra kết luận, những người ăn cay hàng ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần, giảm 14% nguy cơ tử vong sớm vì bệnh tật, đặc biệt là ung thư, bệnh tim mạch và hô hấp, so với những người ăn cay ít hơn 1 lần/tuần.

Những công dụng chữa bệnh bất ngờ của ớt

Giúp giảm đau

Trong thành phần của ớt có chứa một chất mang tên capsaicin, đây là chất gây đỏ và nóng, hàm lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào độ chín của ớt, thông thường một quả ớt chín chiếm 0,01 – 0,1 %. Đây là một chất có khả năng kích thích và làm giảm đau nhức cơ thể. Khi được dùng ngoài ra ( dạng rượu hoặc dầu nóng ) nó giúp đánh tan máu bầm, tăng lưu lượng máu cục bộ, giảm đau rất hiệu quả, đặc biệt đối với người bị đái tháo đường, khi xoa bóp bằng loại chất này ngoài da giúp giảm đau rât nhanh.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Khoa học chứng minh vị cay của ớt kích thích rất lớn thần kinh vị giác để truyền nên bộ não.Nếu bạn ăn ớt với một lượng vừa phải sẽ giúp cơ thể bạn tiêu hóa tốt hơn, cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa bệnh đầy hơi cực hiệu quả. Khi ăn ớt bạn sẽ cảm thấy rất nóng, điều này làm cơ thể bạn phản ứng lại bằng cách tiết ra một chất gọi là endorphin, chất này tiết ra càng nhiều bạn càng cảm thấy thoải mái, nhiều người có thói quen ăn ớt cũng vì lí do này mà nghiền, bữa ăn của họ sẽ cảm thấy thiết thốn và mất ngon nếu không có ớt.

bat ngo qua ot co nhieu cong dung chua benh
Trong thành phần của ớt có chứa một chất mang tên capsaicin giúp giảm đau và chống lại sự di căn của bệnh ung thư phổi

Giảm cân hiệu quả

Trải qua nhiều lần nghiên cứu, các chuyên gia tại Mỹ đã chứng minh rằng, chất cay trong thành phần của ớt có khả năng sinh nhiệt cực kì tốt, nó giúp đốt cháy calo, đốt cháy chất béo…bên cạnh đó các thành phần của ớt còn làm gia tăng tỉ lệ trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy sự truyền tải hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể, dịch này có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể bạn,bởi vậy mà giúp bạn giảm cân hiệu quả.

Ức chế quá trình phát triển của ung thư

Các nhà khoa học Mỹ đã có kết quả sau quá trình nghiên cứu và đưa ra kết luận các thành phần trong ớt có khả năng ức chế, làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, chất capsaicin giữ vai trò xúc tác, làm cho các tế bào ung thư bị phá hủy, đặc biệt là đối với ung thư tuyến tụy. Chất capsaicin dồi dào trong ớt còn kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một mooc-phin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt cho những người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.

Giúp ngừa tai biến tim mạch

Ăn ớt sẽ giúp bạn lưu thông máu đến các vùng trên cơ thể tốt hơn nhờ các thành phần trong nó, ngăn ngừa nguy cơ tai biến về tim mạch, các chất có trong ớt còn làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, đặc biệt đối với những người cao huyết áp ăn ớt sẽ giúp bạn giảm được huyết áp của mình. Trong ớt còn chứa lượng Vitamin C và A phong phú, có thể khống chế hiện tượng xơ cứng động mạch, có tác dụng sát trùng, chống lạnh vào mùa đông…

Giúp điều trị cảm lạnh và nhiễm trùng xoang

Chất capsaicin trong ớt có tác dụng kích thích màng nhầy của mũi và xoang. Nhờ vậy, loại ớt này đắc dụng trong việc đối phó cảm lạnh và nhiễm trùng xoang.

Kiểm soát đường huyết

Ớt xanh được khuyên dùng đối với những người bị bệnh tiểu đường bởi các hợp chất trong loại ớt này thực sự đắc dụng khi nói đến việc kiểm soát đường huyết.

bat ngo qua ot co nhieu cong dung chua benh

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ớt hiệu quả

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ớt

Trị ỉa chảy ra toàn nước do bệnh lỵ: Sáng sớm, lấy 1 trái ớt, bọc vào váng đậu phụ (đậu hủ bì, đậu hủ y) và nuốt.

Trị đau dạ dày do lạnh: Ớt trái 1-2 quả, Nghệ vàng 20 g, tán bột uống ngày 2 đến 3 lần.

Trị sốt rét: Dùng hạt ớt, mỗi tuổi dùng 1 hạt, tối đa 20 hạt: ngày uống 2 lần, chiêu bằng nước sôi; liên tục từ 3-5 ngày.

Trị khản cổ: Dùng ớt làm thuốc súc miệng (dưới dạng cồn thuốc).

Trị chân tay bải hoải, gần như liệt: Rễ ớt 2 cái, chân gà 15 đôi (cắt từ trên đầu gối), lạc nhân 60g, hồng táo (táo tàu) 6 trái; nấu với nửa nước nửa rượu, chia ra ăn hết trong ngày.

Rượu ớt trị khớp xương đau nhức, chữa rụng tóc: Dùng ớt 12 g, ngâm trong 500ml rượu; sau nửa tháng có thể sử dụng. Thường dùng để trị: – Chữa khớp xương đau nhức do nhiễm lạnh hoặc đòn ngã tổn thương: Mỗi lần uống 15ml, hoặc lúc đầu uống 5 ml, sau tăng dần lên 15ml, ngày uống 2 lần. – Trị chứng rụng tóc: Ngày dùng bông thấm rượu ớt , bôi lên chỗ tóc rụng vài lần; có tác dụng kích thích cục bộ, xúc tiến tóc mọc.

Trị đau lưng, đau khớp: Ớt chín 15 quả, lá đu đủ 3 cái, rễ chỉ thiên 80g. Tất cả đem giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp sẽ mau khỏi.

Trị bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7 đến 9 lá, thiên niên kiện khoảng 300 g. Tất cả cho vào nồi với 2lít nước, đun sôi kỹ , uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi. Viêm tấy mô liên kết (phlegmona), dẫn đến loét: Cho ớt vào chảo sao khô , nghiền mịn, rắc vào vết thương, ngày 1 lần.

Trị tổn thương do lạnh giá (đông sang): Dùng ớt sắc lấy nước rửa, hoặc nấu trong dầu thực vật (thành “dầu ớt”), bôi vào chỗ da bị bệnh.

Trị cá trê đâm: Dùng quả ớt chín, bẻ ra, rồi xát (chất cay) vào vết bị cá đâm, sẽ thấy giảm đau ngay (Kinh nghiêm dân gian ở An Giang).

Trị đau thắt ngực: Ớt trái 2 quả, đan sâm 20 g, nghệ đen 20g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Đau bụng kinh niên: Rễ cây ớt, rễ chanh, rễ hoàng lực , mỗi thứ khoảng 10g. Sao vàng, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Trị mụn nhọt: Lá ớt giã nát với ít muối, dùng đắp vào nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành.

Trị rắn rết cắn: Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp từ 1 đến 2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

Nguyễn Sinh (Tổng hợp)