Ngành dệt may, da giày – Duy trì phong độ

Cập nhật: 10:56 | 19/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong năm 2018, dệt may và da giày luôn chiếm tỷ trọng lớn trong trong ngành công nghiệp. Dòng vốn đầu tư vào hai ngành này được dự báo sẽ còn tăng cao do tiềm năng xuất khẩu được đánh giá còn khá rộng lớn.  

nganh det may da giay duy tri phong do Dệt may tăng trưởng khi Mỹ chuyển dịch hàng hóa sang Việt Nam
nganh det may da giay duy tri phong do Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2018 tiếp đà tăng trưởng

Các thị trường xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam cho thấy những kết quả tích cực của năm 2018 và có những dấu hiệu lạc quan cho những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp dệt may cho biết Việt Nam đã đạt được một kỷ lục đáng nhớ trong nửa đầu năm 2018 khi doanh thu sản xuất và xuất khẩu ngành công nghiệp dệt may nằm trong top 5 trên thế giới.

Theo Bộ Công Thương, 10 tháng năm 2018, dệt may luôn duy trì “phong độ” và là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp, tiếp tục tăng với tốc độ cao nhất.

nganh det may da giay duy tri phong do
Ngành da giày và dệt may đang có nhiều triển vọng.

Trong thời gian này, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 25,15 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ, tập trung chủ yếu vào các thị trường trọng điểm như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước khối hiệp định CPTPP.

Việt Nam là quốc gia kinh doanh, sản xuất giày dép quan trọng trên thế giới và trở thành đối tác chiến lược với các thương hiệu giày dép danh tiếng. Số lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới, chiếm 7,4% khối lượng xuất khẩu toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc.

Với ngành da giày, 10 tháng năm 2018 sản lượng giày dép tăng cao so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 227,1 triệu đôi, tăng 5,6%.

Hoạt động xuất khẩu của ngành này cũng đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2018 và những năm tiếp theo. Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 12,9 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), đáng chú ý là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), không chỉ tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu đang thiếu hụt, mang lại sự hỗ trợ đẳng cấp quốc tế cho hai ngành này của Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội và triển vọng, theo bộ Công Thương, một trong những thách thức mà lĩnh vực dệt may và da giày đang gặp phải, đó là, chi phí đầu vào tiếp tục có xu hướng tăng như: lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, chi phí điện, nước. Cùng với đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ ở nhiều ngành nghề tác động đến các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may.

Đồng thơi, hai ngành này cũng đang phải đối mặt hàng loạt thách thức về thiếu nguyên phụ liệu trong nước và công nghệ chưa cao, yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải tăng cường đầu tư, đổi mới để đón cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc và đáp ứng các điều kiện miễn giảm thuế của CPTPP hay EVFTA mang lại.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng, thách thức với ngành dệt may Việt Nam hiện nay chính là sức ép đánh giá cực kỳ khắt khe. Chương trình Better Work có những đánh giá rất chặt chẽ với doanh nghiệp dệt may, từ giờ giấc làm việc, tới bữa ăn, nguồn nước người lao động sử dụng. Đơn cử, với nước, Better Work yêu cầu doanh nghiệp dệt may cung cấp hoá đơn nước, xem xét tổng lượng hút nước từ máy bơm là bao nhiêu mỗi ngày, một người lao động cần bao nhiêu khối nước, lượng nước hiện có có đáp ứng nhu cầu sử dụng không, nếu không đủ là không đạt, vượt quá cũng không đạt. Hay lượng ánh sáng trong nhà máy được Better Work đo bằng thiết bị của họ, nếu lượng ánh sáng không đủ sẽ không đạt yêu cầu.

Tùng Linh