Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong tháng 2/2021

Cập nhật: 10:00 | 26/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Cục Xuất khẩu cho biết theo heo thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 2 xuất khẩu thủy sản đạt 392,6 triệu USD, giảm 21,8% so với tháng 2/2020.

Giá gas hôm nay 26/3/2021: Bất ngờ vọt tăng

Giá cao su hôm nay 26/3/2021: Chưa dứt đà giảm

Giá cà phê hôm nay 26/3/2021: Cà phê Tây Nguyên dao động quanh mốc 32.000 đồng/kg

Xuất khẩu thủy sản tháng 2 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 do trong tháng có dịp nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, trong khi xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường lớn tháng 2 giảm so với cùng kỳ năm 2020 thì xuất khẩu sang Trung Quốc và Nga tăng mạnh.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1 tỷ USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng, trong khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc giảm.

Ở thị trường nội địa, ngày 18/3, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang ổn định so với giá 10 ngày trước đó. Tại tỉnh Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng tăng, giá tôm sú sống cỡ 20 con/kg tăng mạnh.

4437-xuatkhauthuysan263
Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh trong tháng 2 (Ảnh minh họa)

Ngành thủy sản đối diện rủi ro dịch bệnh

Theo Bộ NN&PTNT - Phó cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 46.217ha, gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm 2019.

Cụ thể, thiệt hại trên tôm nuôi nước lợ là gần 43.340 ha, chiếm 93,77% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, cao gấp 1,94 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,88% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.

Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 1.426,3ha (gấp 5,76 lần với cùng kỳ năm 2019), chiếm 25% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước. Thiệt hại trên các loài thủy sản khác khoảng 1.452ha.

Trong 3 tháng đầu năm 2021 (tính đến ngày 15/3) tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ là gần 1.713,5ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là 125,6ha, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước.

Theo ông Nguyễn Văn Long, diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao do người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết.

Các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm...

Trong 3 tháng đầu năm 2021, diện tích cá tra bị dịch bệnh là 125,6 ha, xảy ra tại 18 xã thuộc 8 huyện của tỉnh Đồng Tháp. So với cùng kỳ 2020, dịch bệnh trên cá tra giảm 5,3% về phạm vi và 47,4% về diện tích.

Để giảm thiểu thiệt hại đối với nuôi trồng thủy sản, Cục Thú y đề nghị các địa phương và người nuôi trồng thủy sản cần chủ động giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường trước khi thả nuôi, sử dụng nguồn nước đảm bảo, sử dụng con giống, chế phẩm sinh học có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng.

Ngoài ra, việc thả nuôi với mật độ hợp lý, tránh thả nuôi dày sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh phát sinh đối với thủy sản.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, Bộ NN&PTNT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025.

Hạ Vy