Vừa "bơm tiền" vào Hà Đô (HDG), quỹ ngoại Capital Dragon gặp ngay tin xấu

Cập nhật: 15:18 | 28/12/2023 Theo dõi KTCK trên

Tập đoàn Hà Đô vừa bị Thanh tra Chính phủ "gọi tên" do liên quan đến dự án điện mặt trời xây dựng trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia mà chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai. Sau thông tin này, cổ phiếu HDG đã phát tín hiệu sụt giảm, đây là chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp trong vòng một tuần của mã này.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), CTBC Vietnam Equity Fund, một quỹ thành viên thuộc Dragon Capital, đã mua hoàn tất 300.000 cổ phiếu HDG của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô trong phiên 22/12, nâng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ 21,14 triệu đơn vị (tỷ lệ 6,91%) lên 21,44 triệu đơn vị (tỷ lệ 7,01%).

Tạm tính theo giá kết phiên 22/12, cổ phiếu HDG đạt 29.100 đồng/cp, ước tính quỹ thành viên này phải bỏ ra khoảng gần 9 tỷ đồng để "rót tiền" vào Tập đoàn Hà Đô.

Tính theo số lượng cổ phiếu sở hữu tại ngày 7/12 là 20,29 triệu đơn vị, CTBC Vietnam Equity Fund đã mua ròng tổng cộng 1,15 triệu cổ phiếu HDG trong khoảng hai tuần, nâng sở hữu từ 6,63% lên 7,01% ở hiện tại. Tổng số lượng cổ phiếu HDG mà nhóm quỹ Dragon Capital tại Tập đoàn Hà Đô hiện là 42,16 triệu cổ phiếu, chiếm 13,78% vốn.

Vừa
Cả nhóm Dragon Capital đang nắm giữ 13,78% vốn tại HDG.

Một loạt sai phạm đến từ tỉnh Bình Thuận

Trong thông báo kết luận thanh tra về quản lý và đầu tư xây dựng các dự án điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt các vi phạm trong phát triển điện mặt trời tại tỉnh Bình Thuận.

Thứ nhất, Công ty CP Hà Đô Bình Thuận (chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4), công ty con 100% vốn của Tập đoàn Hà Đô xây dựng dự án điện mặt trời trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai.

Chưa kể, Thanh tra cũng chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Bình Thuận để xây dựng các dự án điện mặt trời. UBND tỉnh Bình Thuận đã cho phép các doanh nghiệp như Công ty CP Năng lượng Thiên Niên Kỷ, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 1, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty CP Đức Thành Mũi Né, Công ty CP Điện mặt trời Trường Thành - Bình Thuận thuê đất 50 năm với mục đích xây dựng công trình năng lượng mà không có cơ sở pháp luật.

Đáng chú ý, đến thời điểm thanh tra, nhiều dự án vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng hay thuê đất trên vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận.

Sau khi tin tức xấu từ doanh nghiệp này được công bố, HDG đang "hứng chịu" nhịp điều chỉnh thứ 3 trong tuần. Chi tiết, đóng cửa phiên 28/12, cổ phiếu HDG của Tập đoàn Hà đô đang giảm 0,18% xuống vùng 27.550 đồng/cp, ghi nhận giảm 21% so với ngày lập đỉnh giữa tháng 7. Kể từ ngày HDG lập đỉnh, mã chứng khoán này chưa có một phiên "bứt phá" khi chỉ "lình xình" trong vùng 26.000 - 28.000 đồng/cp.

Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu HDG đang giao dịch trong vùng suy yếu với chỉ số sức mạnh đạt dưới 100 điểm và chỉ số xu hướng đạt 100 điểm. Trước thông tin kém sắc từ doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư khẳng định HDG sẽ có thêm 1 - 3 nhịp điều chỉnh vào các phiên giao dịch sau trước khi "chuyển mình" sang vùng tích lũy. Chỉ số lãi trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.194 điểm và chỉ số P/E đạt 12,49 điểm.

Cổ phiếu GKM tăng "bốc đầu" sau nhiều phiên "gom hàng" từ Chứng khoán APG

Chỉ sau 1 tuần giao dịch, Chứng khoán APG đã mua thêm tổng cộng 1,9 triệu cổ phiếu GKM, nâng tỷ lệ sở hữu tại ...

Vinhomes giúp VN-Index kéo điểm, thanh khoản thị trường tiếp tục suy giảm

Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/12, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận diễn biến ảm đạm với sự sụt giảm của thanh ...

Thanh tra Chính Phủ "gọi tên" Hà Đô, cổ phiếu HDG đối diện nguy cơ giảm sâu

Công ty CP Hà Đô bất ngờ bị Thanh tra Chính Phủ "gọi tên". Sau khi thông tin được công bố, HDG lập tức giảm ...

Mộng Diệp