Vốn hóa cổ phiếu CTG vượt VNM sau phiên cận trần ngày 24/5

Cập nhật: 08:07 | 25/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Sau phiên ngày 24/5/2021, vốn hóa của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HOSE: CTG) đã đạt mức 190.638 tỷ đồng và vượt qua VNM của Vinamilk (HOSE: VNM) để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 5 thị trường chứng khoán Việt Nam.

Với phiên tăng gần hết biên độ ngày 24/5/2021, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HOSE: CTG) được đẩy lên mức mức 51.200 đồng - tăng hơn 25% so với mức 40.000 đồng hồi đầu tháng 5/2021.

2021-05-24-172009-3486-1621851936.png

Biến động giá cổ phiếu CTG (Nguồn: FireAnt)

Với mức đóng cửa như trên, vốn hóa của CTG đã đạt mức 190.638 tỷ đồng và vượt qua VNM của Vinamilk (HOSE: VNM) để trở thành cổ phiếu có vốn hóa lớn thứ 5 thị trường chứng khoán Việt Nam. 4 vị trí dẫn đầu thuộc về VIC của Vingroup (HOSE: VIC) với 412.995 tỷ đồng, VCB của Vietcombank (HOSE: VCB) với 361.245 tỷ đồng, VHM của Vinhomes (HOSE: VHM) với 348.688 tỷ đồng và HPG của Hòa Phát (HOSE: HPG) với 216.689 tỷ đồng.

Nếu tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá cổ phiếu CTG đã tăng 48% từ mức 34.550 đồng (31/12/2020).

Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, ngân hàng này đạt kết quả tích cực với lãi ròng hợp nhất đạt 6.461,5 tỷ đồng - gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Với mức này, VietinBank là á quân lợi nhuận quý I/2021 trong hệ thống ngân hàng, chỉ đứng sau quán quân là Vietcombank (6.902,6 tỷ đồng). VietinBank cũng là đơn vị có lợi nhuận ròng lớn thứ 3 trong nhóm VN30 ở quý I sau Hòa Phát và Vietcombank.

Mới nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại VietinBank.

Theo quyết định phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại VietinBank, ngân hàng sẽ được bổ sung hơn 6.977 tỷ đồng theo tờ trình của Ngân hàng Nhà nước để duy trì tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại ngân hàng này.

Vốn bổ sung từ nguồn chi trả cổ tức cho cổ đông Nhà nước thông qua việc ngân hàng phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận sau thuế sau trích lập các quỹ năm 2017, 2018 và phần lợi nhuận sau thuế còn lại của năm 2019 sau trích lập các quỹ và chi trả cổ tức bằng tiền mặt.

Trở lại câu chuyện vốn hóa, đối thủ mà CTG vượt qua lần này chính là VNM của Vinamilk khi giá cổ phiếu này liên tục giảm sâu trong thời gian qua khi và hiện dừng ở mức 91.200 đồng - tương ứng mất 15% so với cuối năm trước. Hiện vốn hóa của VNM đạt 190.604 tỷ đồng và chỉ hơn vốn hóa của BIDV (HOSE: BID) gần 5.600 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dù VNM vẫn duy trì lợi nhuận quý ổn định so với các năm song diễn biến bán ròng của khối ngoại thời gian qua đã khiến mã này quay đầu giảm giá.

Tập đoàn Viettel thu về 75 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức gần 40% của Viettel Post

Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã: VTP) vừa công bố nghị quyết chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt và ...

Chứng khoán Mỹ tăng trở lại khi giá Bitcoin hồi phục

Kết thúc phiên 25/5/2021, chứng khoán Mỹ tăng điểm khi cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu được hưởng lợi từ việc nền kinh tế ...

Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức ngày 25/5/2021

Trong ngày 25/5/2021, các doanh nghiệp như CMK, TVW, IBD, BMN, HAM, VIF,... sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức ...

Yến Thanh

Tin liên quan