VOF Investment Limited chốt lời cổ phiếu FRT của FPT Retail

Cập nhật: 15:21 | 11/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Quỹ thành viên thuộc VinaCapital là VOF Investment Limited vừa có báo cáo về việc giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (HOSE: FRT) khi đã bán ra 436.000 cổ phiếu FRT qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại FPT Retail từ 6,43% vốn điều lệ còn 5,88%, tương ứng hơn 4,6 triệu cổ phiếu.

1813-gom
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tạm tính theo mức giá chốt phiên 3/3, quỹ ngoại VOF đã thu về khoảng 12,5 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn trên.

Trước đó, nhóm quỹ VinaCapital cũng bán ra 300.000 cổ phiếu FRT vào ngày 1/3, trong đó quỹ Vietnam Investment Property Holdings Limited bán 16.500 cổ phiếu FRT và quỹ VOF thoái 283.500 đơn vị.

Liên quan đến giao dịch của cổ đông lớn, nhóm quỹ Dragon Capital cũng bán 1,64 triệu cổ phiếu FRT trong phiên 15/12, qua đó hạ tỷ lệ nắm giữ tại FPT Retail xuống 3,12% vốn điều lệ và chính thức rút khỏi danh sách cổ đông lớn của doanh nghiệp.

VinaCapital tiếp tục giảm sở hữu tại FPT Retail - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu FRT trong khoảng nửa năm trở lại đây (Nguồn: VNDirect)

Trên thị trường chứng khoản, cổ phiếu FRT đang giao dịch quanh vùng giá 27.000 - 29.000 đồng. Chốt phiên ngày 11/3, thị giá mã này tăng hơn 2,5% lên mức 28.900 đồng/cổ phiếu.

Cập nhật kết quả kinh doanh, tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020, FRT đã ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.937 tỷ đồng - giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 538,6 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí lãi vay của FPT Retail được tiết giảm mạnh 56% xuống 18 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận tăng.

Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 1 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ cùng kỳ 2019 là 26 tỷ đồng.

Theo FRT, quý IV/2020, công ty đã thực hiện quản lý tốt dòng tiền, lợi nhuận tài chính tăng 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty cũng thực hiện phân bố đều chi phí lương mềm qua các tháng, thay vì tập trung vào quý cuối năm như năm 2019, cùng với việc quản lý hiệu quả chi phí hoạt động cũng góp phần tiết kiệm 19 tỷ đồng chi phí.

Luỹ kế cả năm 2020, FRT đạt 14.666 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% và 10 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đến 95% so với năm 2019.

Được biết, năm 2020 do sự bùng phát của đại dịch, cũng như chủ trưởng đầu tư mạnh cho chuỗi dược Long Châu khiến chỉ số kinh doanh FRT giảm sút. Dù vậy, vẫn có một vài điểm sáng trong năm qua, thứ nhất mảng laptop của FPT Shop ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ở mức 60%, trở thành một trong những mảng đóng góp lớn vào doanh thu và lãi gộp của hệ thống.

FPT Retail (FRT): LNST giảm mạnh về 10 tỷ đồng do dốc sức cho chuỗi dược, năm 2021 dự mở mới 68 trung tâm laptop - Ảnh 1.

VN-Index sẽ vượt mốc 1.200 điểm trong tháng 3: Cẩn trọng yếu tố rung lắc

Yuanta dự báo, chỉ số VN-Index có thể tăng điểm và sớm vượt mức 1.200 điểm trong tháng 3/2021. Dù vậy, thị trường có thể ...

Phiên sáng 11/3/2021: VN-Index hạ độ cao

Sau khi leo lên vùng 1.180 điểm, áp lực bán có phần mạnh lên ở một số bluechips cùng các cổ phiếu nóng trong vài ...

Thị trường chứng khoán ngày 11/3/2021: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

Đức Hậu T/H