VNDirect nhận diện 4 rủi ro chính đối với nền kinh tế những tháng cuối năm

Cập nhật: 17:26 | 21/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Theo VNDirect, 4 rủi ro chính mà kinh tế Việt Nam gặp phải trong năm 2023 bao gồm: Tác động từ suy thoái kinh tế của các thị trường lớn, chính sách Zero COVID-19 từ Trung Quốc, tỷ giá và lạm phát.

VNDirect nhận diện 4 rủi ro chính đối với nền kinh tế những tháng cuối năm
"Lộ diện" 4 rủi ro chính với nền kinh tế những tháng cuối năm. (Ảnh minh họa)

Báo cáo Cập nhật vĩ mô của CTCP Chứng khoán VNDirect vừa công bố đã chỉ ra một số rủi ro đối với nền kinh tế Việt Nam trong những tháng tới.

Thứ nhất, việc Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát.

Điều này sẽ đẩy lãi suất lên cao hơn trong tương lai, kéo theo nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, thị trường việc làm thắt chặt và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ và châu Âu. Nhu cầu tiêu dùng thấp hơn tại Mỹ và châu Âu sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường này (chiếm gần một nửa tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2021) những quý tới đây.

Thứ hai, chính sách Zero COVID-19 và những bất ổn gia tăng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhiệt độ cao kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng ở tây nam Trung Quốc đã làm tê liệt hoạt động sản xuất thủy điện và khiến nhiều nhà máy ở khu vực đó phải đóng cửa. Đây là đòn giáng mới nhất vào nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã chứng kiến chi tiêu tiêu dùng tăng chậm và thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Việc đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do chính sách Zero COVID-19 hoặc cắt điện có thể tác động tiêu cực đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc như dệt may, luyện kim, hóa chất, điện tử.

Thứ ba là, về tỷ giá, đồng USD tăng mạnh gây áp lực lớn lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Để ổn định tỷ giá, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phải can thiệp vào thị trường và bán ra một lượng lớn dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, Ngân hàng Nhà nước sẽ có ít nguồn lực hơn để can thiệp do dự trữ ngoại hối đã mỏng hơn trước.

Trong trường hợp xấu hơn, Ngân hàng Nhà nước có thể phải tính đến việc tăng lãi suất điều hành, từ đó làm tăng chi phí kinh doanh và ảnh hưởng tiêu cực tới đà phục hồi kinh tế.

Thứ tư, rủi ro lạm phát vẫn hiện hữu do xung đột Nga-Ukraine nguy cơ kéo dài và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Lạm phát cao hơn dự kiến có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và khiến chính sách tiền tệ có thể thắt chặt hơn. Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa hơn để duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND lên 5%

Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ mức ±3% lên ±5%, có hiệu lực từ ngày ...

Thủ tướng chỉ thị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 17/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu ...

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 8%, vượt mục tiêu đề ra

Báo cáo tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, dự kiến cả năm 2022 ...

Lâm Tuyền

Tin cũ hơn
Xem thêm