Việt Nam: Môi trường làm việc hàng đầu ASEAN dành cho người nước ngoài

Cập nhật: 17:03 | 20/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việt Nam vừa "vượt mặt" Singapore, Thái Lan, Malaysia... để trở thành điểm đến , môi trường làm việc hấp dẫn nhất ASEAN dành cho cho người nước ngoài đến làm việc.

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai

Cập nhật bảng giá xe máy Honda Vision 2019 mới nhất: Tăng giá tiền triệu

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai

Cập nhật bảng giá xe máy Yamaha mới nhất tháng 8/2019: Giảm giá trên diện rộng

Việt Nam đứng thứ 9 châu Á - Thái Bình Dương về cạnh tranh phát triển trung tâm dữ liệu

Theo báo cáo Chỉ số cạnh tranh của Trung tâm dữ liệu của 2019 Cushman & Wakefield ra mắt ngày 19/8, Đông Nam Á sẽ là khu vực phát triển nhanh nhất về các trung tâm dữ liệu trong 5 năm tới với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm dự kiến ​​(CAGR) là 13% giai đoạn 2019 - 2024.

Báo cáo cho biết, các công ty công nghệ lớn như Google, Tập đoàn Alibaba và Amazon Web Service đã mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của họ tại ASEAN trong những năm gần đây.

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai

Toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ có CAGR khoảng 12% so với cùng kỳ, nhanh hơn 6,4% của Bắc Mỹ và Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi là 11,1%.

Đến đầu năm 2021, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ vượt qua Bắc Mỹ trở thành khu vực trung tâm dữ liệu lớn nhất theo quy mô thị trường. Tổng thị trường cho các trung tâm dữ liệu đồng vị trí châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ở mức 28 tỷ USD vào năm 2024, so với 23,4 tỷ đô la Mỹ của Bắc Mỹ.

Đặc biệt, Singapore được xếp hạng thị trường trung tâm dữ liệu mạnh thứ 3 trên thế giới. Quốc gia này đã đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ năm 2017.

Malaysia cũng nằm trong top 20 toàn cầu, xếp thứ 18 năm 2019, tăng từ 24 năm 2017.

Trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Malaysia đứng thứ 4, với các quốc gia ASEAN khác là Thái Lan, ở vị trí thứ 7, Việt Nam đứng thứ 9 và Indonesia đứng thứ 11.

"Lực lượng lao động trẻ và năng động của Indonesia và Việt Nam sẽ thúc đẩy công nghệ thông tin, bùng nổ thương mại điện tử và ngân hàng số. Nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên khắp Đông Nam Á chính là tiềm năng to lớn cho các trung tâm dữ liệu", giám đốc Lynus Pook của Cushman & Wakefield cho biết.

Điểm đến hàng đầu cho người nước ngoài

Ở một bảng xếp hạng khác, Việt Nam vừa "vượt mặt" Singapore, Thái Lan, Malaysia... để trở thành điểm đến hấp dẫn nhất ASEAN dành cho cho người nước ngoài đến làm việc.

Cụ thể, trong số người ngoại quốc được hỏi, 30% cho biết sẽ chọn Việt Nam, đứng đầu danh sách các nước Đông Nam Á. Tiếp theo lần lượt là Singapore 24%, Thái Lan 17%. Số liệu trên được công bố trong báo cáo về "Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam" của Navigos Group.

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai

Về lý do quyết định chuyển đến Việt Nam làm việc, một nửa người được hỏi cho biết họ chuyển sang Việt Nam do có sự hứng thú trong trải nghiệm văn hóa và môi trường làm việc tại đây, trong đó 25% cho biết họ hứng thú với văn hóa Việt Nam, 24% cho rằng họ muốn được trải nghiệm thị trường mới.

Tương ứng với lý do đến Việt Nam làm việc do hứng thú với trải nghiệm mới, ứng viên nước ngoài cũng không thể hiện quá nhiều tham vọng được thăng tiến cao hơn khi làm việc.

Theo đó, chỉ 25% cho biết họ muốn được thăng tiến cao hơn tại Việt Nam. 65% không có mong đợi thăng tiến bởi nhiều lý do khác nhau như: Hài lòng với vị trí chuyên gia như hiện tại (27%); Chỉ muốn làm việc tự do trong đa dạng lĩnh vực (15%); Không nghiêm túc với chuyện thăng tiến, vì sẽ sớm quay lại đất nước của họ (9%); Kinh nghiệm tại Việt Nam là điều kiện để thăng tiến khi quay về nước (6%).

Theo đó, top 3 những phúc lợi đặc biệt mà họ đang nhận được nhiều nhất lần lượt là: Kinh phí cho việc dịch chuyển sang Việt Nam; Chi phí cho nhà ở; Hỗ trợ chi phí khi về nước. Tuy nhiên, khi được hỏi đâu mới là phúc lợi quan trọng nhất thì top 3 lần lượt là: Phúc lợi về sức khỏe (khám bệnh định kỳ, chi phí tham gia dịch vụ thể thao,…); Nghỉ phép có lương (Nghỉ phép hàng năm, việc cá nhân, làm việc tại nhà,…) và chi phí nhà ở.

Do vậy phúc lợi tại Việt Nam đạt được sự hài lòng của ứng viên nước ngoài nhưng chế độ phúc lợi tại quê nhà được đánh giá vẫn tốt hơn

Ông Gaku Echizenya, TGĐ của Navigos Group Việt Nam cho biết trong cuộc cách mạng 4.0, nếu để hướng đến tạo ra "môi trường làm việc đa dạng hóa" và xây dựng một "nền văn hóa doanh nghiệp giao thoa", thì việc có một đội ngũ ứng viên cấp cao người nước ngoài là điều nên cân nhắc cho doanh nghiệp.

Để làm được điều này, ông Gaku cho rằng cần có chính sách đào tạo hội nhập dành riêng cho nhân viên nước ngoài; phương hướng thăng tiến rõ ràng, công bằng; xây dựng môi trường làm việc mang phong cách lãnh đạo toàn cầu; Tận dụng công nghệ để thu hút và tuyển dụng ứng viên nước ngoài; Linh hoạt trong chính sách phúc lợi nếu muốn tuyển ứng viên ngoại quốc.

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai Khi nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn...

TBCKVN - Trên thực tế, những vụ việc nhà đầu tư “bỏ của chạy lấy người” tại Việt Nam thời gian qua không phải chuyện hiếm. ...

viet nam moi truong lam viec hang dau asean danh cho nguoi nuoc ngoai Phía sau câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động vẫn khó khăn tứ bề

TBCKVN - Việc tăng lương tối thiểu không những không giải quyết được bài toán thoát nghèo cho công nhân mà còn khiến cho doanh ...

Minh Thuận

Tin cũ hơn
Xem thêm