Người lao động cần gì trong dự thảo chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội?

Cập nhật: 14:33 | 22/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang tiến hành khảo sát đánh giá chính sách tiền lương, chi trả bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như các kiến nghị về mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đối với 2.000 doanh nghiệp thuộc 18 tỉnh thành và 8 vùng kinh tế trọng điểm của cả nước...  

nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi Sẽ điều chỉnh chính sách để người lao động và gia đình sống được bằng lương
nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi Chương trình hành động của Chính phủ về cải cách chính sách tiền lương
nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi Xây dựng chính sách tiền lương trong doanh nghiệp theo cơ chế thị trường

Được biết, năm 2019, cuộc khảo sát hướng tới các doanh nghiệp được điều tra có trên 10 lao động và thuộc đầy đủ 3 quy mô nhóm doanh nghiệp: Doanh nghiệp dưới 100 lao động, dưới 300 lao động và trên 300 lao động. Trong đó, 3 tỉnh có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng với khoảng 150 doanh nghiệp/thành phố.

nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi
Lao động ngành dệt may quan tâm nhiều đến mức lương tối thiểu vùng

Doanh nghiệp được điều tra thuộc cả 3 nhóm sản xuất kinh doanh, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Thông qua cuộc khảo sát, Bộ LĐTBXH sẽ thống kê các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, tình hình thực hiện các nội dung của Luật Lao động (hợp đồng lao động, tuyển dụng, thoả ước lao động, nội quy, đào tạo và đào tạo lại…).

Bên cạnh đó, cuộc khảo sát cũng hướng tới mức tiền lương của một số nghề nghiệp, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, đề xuất của doanh nghiệp với mức lương tối thiểu vùng 2020.

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn lao động, tiền lương tối thiểu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 2013 - 2016 (khoảng 13 - 15%) trước khi giảm xuống còn 7% (năm 2017), 6,5% (năm 2018) và 5,3% (năm 2019).

Dự kiến, trong tháng 7 và tháng 8, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ tổ chức các Phiên đàn phán điều chỉnh lương tối thiểu năm 2020. Các bên tham gia chính sẽ là Bộ LĐTBXH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN…

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP đã quy định: Từ ngày 01/01/2019, lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng thêm trung bình là 5,3% cụ thể, mức lương tối thiểu vùng I sẽ là: 4.180.000 đồng/tháng; vùng II là 3.710.000 đồng/tháng; vùng III là 3.250.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.920.000 đồng/tháng.

Những phúc đáp về chính sách tiền lương và bảo hiểm

Mới đây, tại hội trường Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Những vướng mắc khi thực hiện chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Theo đó, nhiều công nhân đã đưa ra những câu hỏi trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động (NLĐ).

Phan Hoài Nam - Đơn vị Thoát nước số 1: Lao động có thời gian đi học nghề và lao động ở nước ngoài theo chế độ của nhà nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về nước một thời gian mới đi làm lại Công ty và tham gia đóng BHXH liên tục đến nay. Xin hỏi thời gian đi học nghề và lao động ở nước ngoài có được tính là thời gian tham gia BHXH không? Và nếu có thì phải làm thủ tục giấy tờ như thế nào để nối tiếp với thời gian tham gia BHXH liên tục tại Công ty?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Chính sách Chế độ, BHXH TP. Hà Nội:

nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Chính sách Chế độ, BHXH TP Hà Nội (ảnh laodongthudo.vn)

Theo Thông tư 59, nếu đi học nghề theo quyết định của Công ty thì mới được công nhận, trường hợp này không nói rõ nên không được công nhận. Thông tư 59 cũng quy định rất rõ những thủ tục giấy tờ liên quan để nối tiếp thời gian tham gia BHXH. Bạn có thể tham khảo Thông tư 59 để hiểu rõ hơn.

Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên, hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức được cử đi học, thực tập, công tác ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Phạm Thị Nhàn, nhân viên y tế của Xí nghiệp Thoát nước số 1: Một số lao động trước khi nghỉ hưu đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện gần nhà nhưng đến khi nghỉ nhận sổ hưu thì thẻ BHYT lại đăng ký không đúng với đăng ký ban đầu (dẫn đến lao động đó phải đi khám chữa bệnh ở bệnh viện xa nhà hơn nơi đã đăng ký ban đầu). Xin hỏi quy định đăng ký khám chữa bệnh các tuyến đối với người lao động khi nghỉ hưu thế nào cho đúng?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Đ8, TT40/2015/TT-BHYT) - Người nghỉ hưu được hưởng chế độ về BHXH trong đó có BHYT.

Thông thường người lao động khi nghỉ hưu được quyền lựa chọn đăng ký khám chữa bệnh tại tuyến xã và tuyến huyện phù hợp với nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, do khả năng đáp ứng của cơ sở khám chữa bệnh mà người lao động khi nghỉ hưu sẽ không đăng ký được tại cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà được chuyển sang cơ sở khác.

Đối với cơ sở khám chữa bệnh cấp tỉnh thì quy định giới hạn một số đối tượng được sau mới được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương, cụ thể:

Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT theo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT).

Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung:

Các thông tin cá nhân rất quan trọng, đặc biệt khi nhận quyết định nghỉ hưu, hồ sơ BH đã đóng cứng. tất cả thông tin cá nhân nên căn cứ vào giấy khai sinh. Do vậy, trường hợp cần điều chỉnh lại thông tin cá nhân nên chú trọng. Nếu sai lệch với giấy khai sinh khi điều chỉnh sẽ khó khăn.

Nguyễn Văn Minh - xí nghiệp quản lý công trình đầu mối Yên Sở: Ngày sinh của NLĐ theo số BHXH và chứng minh thư khác nhau như vậy có ảnh hưởng gì đến các chế độ sau này không?

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Ngày sinh của NLĐ được ghi trên sổ BHXH và trên CMND khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các chế độ bảo hiểm của bạn sau này. Đặc biệt nếu bạn đóng BHXH bắt buộc, bạn sẽ rất khó khăn trong việc hưởng những chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất (quy định tại Điều 4 Luật BHXH 2014).

Để việc sai sót về ngày sinh không ảnh hưởng đến các chế độ BHXH của bạn sau này, bạn nên xin cấp lại sổ BHXH. Theo quy định về cấp và quản lý sổ BHXH, bạn có thể xin cấp lại sổ (bìa và tờ rời) trong trường hợp: mất, hỏng, gộp, thay đổi sổ,họ tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh (Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017).

nguoi lao dong can gi trong du thao chinh sach tien luong va bao hiem xa hoi
Anh Phan Hoài Nam hỏi về thời gian học nghề và lao động tại nước ngoài có được tính là thời gian tham gia BHXH ko? Nếu được tính thì thủ tục như thế nào?

Theo đó bạn chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (mẫu TK1-TS); Hồ sơ kèm theo ( mục 4 phụ lục 01) gồm: giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và CMND/CCCD/ hộ chiếu; trường hợp là đảng viên thì cung cấp thêm lý lịch đảng viên( hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào đảng. (Điều 27 quyết định 595/QĐ-BHXH).

Thời hạn giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trường hợp cần xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi NLĐ có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho NLĐ biết.

Nguyễn Thị Mai - Xí nghiệp thoát nước số 3: Điều kiện được hưởng lương hưu năm 2019 đối với chức danh nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Phương thức tính mức hưởng lương hưu đối với đối tượng trên? .

Chuyên gia Dương Thị Minh Châu:

NLĐ thuộc một trong các trường hợp tại điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Ngoài ra, NLĐ thuộc một trong các trường hợp tại điểm đ, e khoản 1 Điều 2 Luật này nếu nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Cách tính lương hưu: Trước ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm; b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được quy định tại điều 62, Luật BHXH.

Đức Hậu

Tin cũ hơn
Xem thêm