Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 sáng ngày 26/8

Cập nhật: 07:07 | 26/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Tính đến 6h ngày 26/8, Việt Nam không ghi nhận thêm ca dương tính mới với COVID-19; tổng số ca mắc bệnh trên cả nước hiện là 1.029 người trong đó có 409 người đang được điều trị, 592 người đã được chữa khỏi bệnh.

Chiều 25/8: Thêm 7 ca nhiễm mới, Việt Nam ghi nhận 1.029 trường hợp dương tính với Covid-19
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trước đó trong chiều ngày 25/8, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm 7 ca dương tính mới với COVID-19 tại Đà Nẵng; tất cả các bệnh nhân đã được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang.

Số lượng ca mắc mới trong cộng đồng tính từ ngày 25/7 đến nay là 547 ca.

Tổng cộng đã có 342 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay; tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 71.821 bao gồm 1.963 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 20.237 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 49.621 người cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính đến thời điểm hiện tại, số ca âm tính lần 1 với COVID-19 là 53 ca; số ca âm tính lần 2 trở lên với COVID-19 là 67 ca và số ca âm tính lần 3 trở lên với COVID-19: 47 ca.

Trong khi đó, số ca tử vong vẫn giữ nguyên tại con số 27.

Cũng tại Đà Nẵng, dẫn nguồn ttxvn, vào lúc 16 giờ ngày 25/8, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức kết thúc cách ly y tế, mở cửa trở lại và chuẩn bị triển khai việc khám, chữa bệnh bình thường sau 30 ngày bị phong tỏa toàn bệnh viện.

Ông Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, để đảm bảo khôi phục hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ triển khai kế hoạch hoạt động theo 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (26 - 28/8): Triển khai công tác chuẩn bị, hoàn thiện các công trình cải tạo thông khí các tòa nhà, khử khuẩn môi trường bệnh viện và tập huấn chuyển đổi mô hình chăm sóc toàn diện.

Giai đoạn 2 (khoảng 2 tuần sau ngày 28/8): Tiếp nhận người bệnh cấp cứu nặng nguy kịch, tiếp tục quản lý người bệnh suy thận chạy thận nhân tạo chu kỳ thường xuyên, tổ chức phát thuốc ngoại trú cho bệnh nhân lọc màng bụng và sau ghép thận, triển khai hoạt động phẫu thuật, can thiệp cấp cứu.

Giai đoạn 3 (khoảng 2 tuần sau giai đoạn 2): từng bước mở các bàn khám chuyên khoa, tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội trú, phục vụ cho mọi đối tượng.

Giai đoạn 4: Triển khai thêm hoạt động phẫu thuật.

Hóa chất Đức Giang (DGC) sản xuất thành công chất phun khử trùng diệt khuẩn Covid-19

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE -Mã: DGC) vừa công bố việc sản xuất thành công Chloramin B - chất dùng để phun ...

Không lơ là, chủ quan trước diễn biến dịch bệnh

Chiều 24/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 ...

Ngân hàng Nhà nước: Nợ xấu nội bảng đã phần nào được giải quyết

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN), từ cuối năm 2018 đến ngày 31/5, toàn hệ thống TCTD xử lí được 361.200 tỷ ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm