TTCK đang phân hoá sâu sắc nên việc tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn khá khó khăn

Cập nhật: 06:00 | 01/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 biến động theo chiều hướng tích cực khi VN-Index tăng 7,59 điểm (0,57%) lên 1.328,05 điểm; HNX-Index tăng 7,39 điểm (2,38%) lên 317,85 điểm; tương tự, UPCoM-Index cũng tăng 2,66 điểm (3,09%) lên 88,77 điểm.

Thị trường chứng khoán ngày 1/6/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

Nhận định chứng khoán ngày 1/6/2021: Hướng đến ngưỡng 1.350 điểm

Khối lượng khớp lệnh trên hai sàn giảm nhẹ so với phiên trước đó nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 phiên với 886 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị khớp lệnh đạt mức cao kỷ lục mới với 28.211 tỷ đồng. Độ rộng thị trường là tiêu cực với 295 mã tăng, 97 mã tham chiếu, 401 mã giảm.

Thị trường giảm điểm trong phiên sáng nhưng lực cầu gia tăng sau đó giúp các chỉ số quay trở lại sắc xanh và VN-Index kết phiên tại mức cao nhất.

HPG (+6,8%) là mã dẫn đầu nhóm cổ phiếu đóng góp tích cực cho đà tăng của VN-Index với 3,003 điểm. Tiếp theo sau là các mã CTG (+3,7%), BID (+3,3%), ACB (+6,4%), VIB (+6,5%), STB (+6,1%)… Nhóm ngân hàng chiếm đa số trong top 10 mã đóng góp vào đà tăng chung. Ngược lại, VIC (-1,9%) và VHM (-1,9%) là những mã đứng đầu nhóm đóng góp giảm.

Rổ VN30 có 16 mã giảm và 14 mã tăng giá. HPG (+6,8%) dẫn đầu với sắc tím kịch trần và khối lượng giao dịch đạt kỷ lục. Tiếp theo là SSI (+6,2%) và STB (+6,1%) với sắc xanh hơn 6%. CTG (+3,7%), TPB (+3,7%), BID (+3,3%) và FPT (+3,3%) cùng tăng hơn 3%. Ở chiều ngược lại, VRE (-3,8%) là mã giảm mạnh nhất nhóm với sắc đỏ gần 4%; MWG (-2,9%), BVH (-2,5%) và MSN (-2,1%) cùng giảm hơn 2%.

2130-thi-truong-phan-hoa
Hình minh họa

Điểm tiêu cực nhất trong phiên cuối tháng 5 là việc khối ngoại đẩy mạnh bán ròng bất chấp sự hưng phấn của nhà đầu tư trong nước. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 28,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.346 tỷ đồng, nhưng bán ra đến 67,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.022 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 38,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.676 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 1.685 tỷ đồng (hầu hết là khớp lệnh), tương ứng khối lượng bán ròng hơn 39 triệu cổ phiếu. Khối ngoại trên HoSE bán ròng rất mạnh HPG với giá trị lên đến 709 tỷ đồng. Bên cạnh đó, MBB cũng bất ngờ bị bán ròng tới 404 tỷ đồng. Đứng thứ 3 trong danh sách bán ròng sàn này là VCB với giá trị 105 tỷ đồng. Chiều ngược lại, PLX được mua ròng mạnh nhất trên HoSE với 133,4 tỷ đồng. NVL và DXG được mua ròng lần lượt 42 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại 27,8 tỷ đồng sau 3 phiên mua ròng liên tiếp, tương ứng khối lượng 1 triệu cổ phiếu. BVS được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 2,4 tỷ đồng. Tiếp sau đó là SHB với giá trị mua ròng hơn 1,5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, PVS bị bán ròng mạnh nhất với 10,3 tỷ đồng. VCS đứng sau và bị bán ròng 8,8 tỷ đồng. APS và VND đều bị bán ròng trên 4 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng trở lại 36,6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,3 triệu cổ phiếu. Khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất mã BVB với giá trị 29 tỷ đồng. Hai mã đứng sau là VTP và VGT được mua ròng lần lượt 5,2 tỷ đồng và 4,3 tỷ đồng. Chiều ngược lại, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng chủ yếu mã MPC với 2,8 tỷ đồng.

Theo công ty chứng khoán SHS, VN-Index tăng điểm trong phiên đầu tuần với giá khớp lệnh lập kỷ lục mới với 28.000 tỷ đồng trên hai sàn. Điều này thể hiện việc dòng tiền lớn vẫn đang đổ vào thị trường và tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư.

Điểm tiêu cực hiện tại là việc thị trường phân hoá sâu sắc với số ít cổ phiếu tăng trong khi phần lớn thì đi ngang hoặc giảm dẫn đến việc tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn là khá khó khăn.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên ngay trên target của sóng 5 trong kịch bản tích cực trong khoảng 1.320-1.325 điểm (fibonacci retracement 161 ,8% sóng điều chỉnh 4) nên về lý thuyết khả năng giằng co và rung lắc quanh vùng giá hiện tại trong phiên giao dịch tiếp theo (1/6) được đánh giá cao hơn khi áp lực bán dần gia tăng.

Nhà đầu tư đã mua vào các vị thế ngắn hạn khi thị trường điều chỉnh về quanh ngưỡng 1.250 điểm (MA20) trong phiên 18/5 và đã chốt lời trong khoảng 1.320-1.325 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4) trong phiên 28/5 và 31/5 nên đứng ngoài và quan sát thị trường.

Phiên giao dịch ngày 1/6/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 1/6/2021, ...

Nhận định chứng khoán ngày 1/6/2021: Hướng đến ngưỡng 1.350 điểm

Chứng khoán Việt chốt phiên cuối tháng 5 với thanh khoản bùng nổ và thị trường tiếp tục bay cao nhờ nhóm cổ phiếu ngân ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 31/5/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HHS, VIB, FIT, GEX, NVL, TIX, TID, CSI… được Tạp chí điện tử Kinh tế ...

Nguyễn Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm