Thị trường chứng khoán ngày 1/6/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

Cập nhật: 05:30 | 01/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Lý giải đà tăng phi mã của cổ phiếu AGM; Cổ phiếu ngân hàng nhỏ tăng trần liên tục, VCB một mình giảm điểm; Công ty do Nguyễn Đăng Quang làm chủ sắp nhận gần 390 tỷ đồng từ cổ tức Masan Group;… là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 1/6/2021.

Phiên giao dịch ngày 1/6/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Nhận định chứng khoán ngày 1/6/2021: Hướng đến ngưỡng 1.350 điểm

Cổ phiếu ngân hàng nhỏ tăng trần liên tục, VCB một mình giảm điểm: Phiên 31/5 khép lại với sắc xanh bao phủ thị trường. Nhóm ngân hàng chiếm đa số trong top 10 mã đóng góp tăng như CTG, BID, ACB, VIB, STB,… Trên sàn HOSE, LPB có phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp, khi kết phiên 31/05 với mức giá 29.950 đồng/cp. Một số mã tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước như STB (+6,12%), VIB (+6,53%), ACB (+6,43%). Trên sàn UPCoM, có đến 5/7 cổ phiếu ngân hàng tăng trần gồm BVB, VBB, SGB, NAB, PGB. Riêng ABB có lúc tăng trần lên 25.500 đồng/cp, kết phiên ở sắc xanh còn 25.000 đồng/cp (+12,61%). KLB cũng tăng 4,18%.

Đáng chú ý, VCB trở thành gương mặt nổi bật nhất nhóm ngân hàng phiên 31/05 khi một mình giảm điểm (-1%), kết phiên ở mức giá 98.600 đồng/cp, với thanh khoản trên 2,6 triệu đơn vị. Đây cũng là mã tăng giá thấp nhất trong nhóm "cổ phiếu vua" kể từ đầu năm khi chỉ tăng 0,72%, trong khi các mã khác trong nhóm tăng phi mã.

0949-thong-tin
Hình minh họa

Chứng khoán Tiên Phong sắp huy động ngàn tỷ bổ sung vốn cho vay ký quỹ: CTCP Chứng khoán Tiên Phong (HOSE: ORS) vừa công bố giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được phê duyệt bởi UBCKNN. Theo đó, ORS dự kiến sẽ phát hành 100 triệu cp cho cổ đông hiện hữu để nâng gấp đôi vốn điều lệ lên mức 2.000 tỷ đồng. Mức giá bán mà ORS ấn định cho đợt phát hành này là 10.000 đồng/cp. Nguồn vốn 1.000 tỷ đồng mà Công ty huy động dự kiến sẽ được bổ sung cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, bổ sung nguồn vốn để thực hiện các nghiệp vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tự doanh chứng khoán và các hoạt động khác.

Lý giải đà tăng phi mã của cổ phiếu AGM: Từ vùng giá 10.000 - 15.000 đồng/cp trong nhiều năm, cổ phiếu AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) bất ngờ giao dịch đột biến trong một tháng trở lại đây. Bắt đầu từ ngày 5/5, cổ phiếu AGM gây ấn tượng với chuỗi tăng trần 11 phiên liên tiếp. Sau nhịp điều chỉnh nhẹ, mã này tiếp tục phá đỉnh trong các phiên giao dịch gần đây, chốt phiên 31/5 tại 32.000 đồng/cp. Thanh khoản của cổ phiếu AGM cũng cải thiện đáng kể với khối lượng giao dịch dao động trong khoảng 100.000 - 700.000 đơn vị/phiên.

Có thể thấy động lực giúp cổ phiếu AGM tăng đột biến không từ kết quả kinh doanh. Năm 2020, Angimex đạt 1.961 tỷ đồng doanh thu, giảm 7,5% so với năm trước trong khi lợi nhuận sau thuế giảm gần 39% xuống còn xấp xỉ 25 tỷ đồng. Trong quý I/2021, công ty đạt 371 tỷ đồng doanh thu, giảm 21% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 14% xuống chỉ còn còn gần 3 tỷ đồng. Đây là quý thứ 4 liên tiếp ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm của công ty.

Công ty do Nguyễn Đăng Quang làm chủ sắp nhận gần 390 tỷ đồng từ cổ tức Masan Group: HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) đã phê duyệt phương án tạm ứng cổ phiếu bằng tiền năm 2021 với tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp). Trong đó, chia ra hai đợt tạm ứng. Tạm ứng cổ tức đợt một tỷ lệ 9,5% (950 đồng/cp) và đợt hai tỷ lệ 0,5% (50 đồng/cp). Như vậy, với hơn 1,17 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Masan Group sẽ chi hơn 1.175 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông lớn của Masan Group gồm CTCP Masan do ông Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch nắm 31,39% và Ardolis Investment Pte Ltd 7,27%. Dự kiến CTCP Masan và Ardolis Investment Pte Ltd sẽ thu về 389 tỷ đồng và 85 tỷ đồng từ cổ tức tạm ứng lần này.

Khối ngoại bán ròng đột biến gần 1.700 tỷ đồng: Trong phiên 31/5, điểm tiêu cực nhất của thị trường là khối ngoại đẩy mạnh bán ròng bất chấp sự hưng phấn của nhà đầu tư trong nước. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 28,6 triệu cổ phiếu, trị giá 1.346 tỷ đồng, nhưng bán ra đến 67,4 triệu cổ phiếu, trị giá 3.022 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 38,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.676 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng gần 1.685 tỷ đồng (hầu hết là khớp lệnh), tương ứng khối lượng bán ròng hơn 39 triệu cổ phiếu.

Giá trị khớp lệnh trên cả 3 sàn cùng lập kỷ lục: Kết thúc phiên giao dịch 31/5, VN-Index tăng 7,59 điểm (0,57%) lên 1.328,05 điểm. Toàn sàn có 158 mã tăng, 261 mã giảm và 41 mã đứng giá. HNX-Index tăng 7,39 điểm (2,38%) lên 317,85 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục lập kỷ lục về giá trị khớp lệnh. Tính chung toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,03 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức gần 32.000 tỷ đồng, trong đó, riêng giao dịch khớp lệnh chiếm hơn 30.000 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh lập kỷ lục theo từng sàn, HoSE là 23.840 tỷ đồng, HNX là 4.360 tỷ đồng còn UPCoM là 1.898 tỷ đồng.

TTCK đang phân hoá sâu sắc nên việc tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn khá khó khăn

Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 biến động theo chiều hướng tích cực khi VN-Index tăng 7,59 điểm (0,57%) lên 1.328,05 điểm; HNX-Index ...

Nhận định chứng khoán ngày 1/6/2021: Hướng đến ngưỡng 1.350 điểm

Chứng khoán Việt chốt phiên cuối tháng 5 với thanh khoản bùng nổ và thị trường tiếp tục bay cao nhờ nhóm cổ phiếu ngân ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 31/5/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như HHS, VIB, FIT, GEX, NVL, TIX, TID, CSI… được Tạp chí điện tử Kinh tế ...

Tân An

Tin cũ hơn
Xem thêm