Thị trường gạo Việt chưa thể lấy lại vị thế

Cập nhật: 10:24 | 09/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Tuần qua, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm rưỡi vì nhu cầu thấp và tình trạng ngắn nghẽn tại dịch vụ hậu cần. Trong khi đó, giá gạo Việt Nam giữ mức ổn định.

Giá gas hôm nay 9/8/2021: Tiêu thụ giảm kéo giá gas tuần mới hạ nhiệt

Giá thép có thể tăng trở lại vào cuối năm 2021?

Giá lăn bánh xe Lexus GX mới nhất ngày 9/8/2021 trên toàn quốc

Theo Reuters, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tại nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Ấn Độ, giảm còn 354 - 358 USD/tấn vào tuần trước từ mức 361 - 366 USD của tuần trước nữa.

Ông Nitin Gupta, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh gạo của Olam India, cho biết nhu cầu đang chậm lại khi giá Thái Lan giảm trong bối cảnh lượng container và tàu có sẵn ở mức thấp.

Nông dân Ấn Độ năm nay đã trồng lúa nước trên 26,5 triệu ha tính đến ngày 30/7, giảm so với 27,6 triệu ha cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam không đổi ở mức 390 USD/tấn trong tuần trước, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020.

Các thương nhân cho biết nguồn cung trong nước tăng lên khi vụ Hè Thu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang bước vào vụ thu hoạch, nhưng giao dịch vẫn chậm do hạn chế di chuyển để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

"Nông dân đang gặp khó khăn trong việc bán lúa mới thu hoạch, và nhiều người trong số họ do dự không tiếp tục sản xuất vào vụ sau", một thương lái có trụ sở tại TP HCM cho biết.

2351-giagao98
Ảnh minh họa

Trước những khó khăn do đại dịch, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam kiến nghị Bộ trưởng Lê Minh Hoan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho thu mua tạm trữ lúa vào kho dự trữ quốc gia để tránh nhiều người lợi dụng thời cơ trục lợi, đồng thời kích cầu tiêu dùng, động viên nông dân tiếp tục duy trì sản xuất.

Theo Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT), sản xuất lúa vụ Hè Thu tại các tỉnh ĐBSCL gieo sạ trên 1,5 triệu ha. Đến cuối tháng 7, vụ lúa đã thu hoạch được 620.000 ha và dự kiến trong tháng 8 sẽ có 700.000 ha lúa cần thu hoạch.

Trong khi đó, Bangladesh đã chấp thuận mua 50.000 tấn gạo từ một công ty Ấn Độ với giá 377,88 USD/tấn thông qua một cuộc đấu thầu quốc tế, theo các quan chức Bộ Lương thực nước này.

Giá lúa gạo hôm nay 9/8, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long hiện có xu hướng tăng giảm trái chiều giữa một số giống lúa, trong khi đó giá gạo giảm mạnh mẽ. Thị trường giao dịch giá lúa gạo hôm nay vẫn còn diễn biến khá chậm trễ.

Trước đó, giá lúa nếp vỏ (tươi)- 3 tháng rưỡi 4.300 - 4.500 đồng/kg; giá lúa nếp Long An (tươi) 4.400 - 4.750 đồng/kg; giá lúa OM 5451 giá 4.800 - 5.100 đồng/kg; giá lúa IR 50404 giá 4.400 - 4.800 đồng/kg...

Giá gạo nếp ruột 13.000 - 14.000 đồng/kg; giá gạo thường 11.500 - 12.000 đồng/kg; giá gạo thơm thái hạt dài 16.000 - 18.000 đồng/kg; giá gạo trắng thông dụng ở mức 14.000 đồng/kg. Giá lúa gạo hôm nay theo nhiều thương lái việc thu hoạch lúa của bà con nông dân gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Hiện cục trồng trọt thuộc Bộ NN&PTNN đã có đề nghị đến các tỉnh, thành thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long theo dõi diễn biến của lũ, bão và tăng cường kiểm soát tình hình sản xuất lúa Hè thu nhằm có kế hoạch cụ thể cho vụ Thu đông.

Người dân cũng cần chú ý đến việc chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2021- 2022, giá lúa gạo hôm nay, cập nhật thông tin giá lúa gạo mới nhất.

Theo đó, khi tiến hành di chuyển thu hoạch lúa người dân vướng nhiều quy định về giãn cách XH cũng như phòng chống dịch như: Chủ máy thu hoạch, tài công, công nhân bốc dỡ...khi di chuyển vào vùng thu hoạch lúa cần có giấy xét nghiệm âm tính với Covid- 19 không quá 72h kể từ khi có kết quả xét nghiệm, kể các đã có giấy xác nhận tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19.

Người thu hoạch lúa cũng cần đảm bảo biện pháp phòng chống dịch, không đi nơi khác ngoài khu vực hoặc điểm thu hoạch lúa đã đăng ký đến. Trong quá trình thu hoạch, tất cả mọi người phải đảm bảo 5K theo yêu cầu của Bộ Y tế.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng nhẹ từ 385 - 408 USD/tấn của tuần cuối tháng 7, mức thấp nhất kể từ tháng 7/2019, lên 385 - 410 USD/tấn vào tuần trước.

Theo các thương lái, nguồn cung không thay đổi, trong khi chi phí vận chuyển cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng xuất khẩu dù giá đang ở mức thấp.

"Giá đang biến động dưới tác động chủ yếu của tỷ giá, nhưng chi phí vận chuyển cao đã làm giảm nhu cầu", một thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho hay.

Chi phí vận chuyển hàng hóa ở Thái Lan đã tăng kể từ tháng 10/2020 và đạt mức cao nhất vào tháng 2, tháng 3 năm nay sau khi Trung Quốc, nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, tăng cường các xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, đây cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Thái Lan.

Giá cước vận chuyển đắt nhất là tuyến từ Bangkok đến Mỹ, với giá tăng 400% lên khoảng 10.000 USD (328.640 baht) mỗi container trong tháng 2, 3 từ mức 2.000 USD cùng kỳ năm ngoái, theo Bangkok Post.

Linh Linh

Tin liên quan