Thị trường gạo tháng 11/2020 được dự báo ổn định dần về cuối năm

Cập nhật: 09:26 | 21/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến tháng 12 và thời gian tới giá gạo sẽ bình ổn trở lại, do nguồn cung từ vụ Thu – Đông đang vơi dần và cung từ lúa Đông Xuân sẽ bắt đầu từ 1 đến 2 tháng tới.

Giá gạo hôm nay 21/12: Ổn định giá

Giá gạo hôm nay 20/12: Thị trường giao dịch sôi động

Giá gạo hôm nay 19/12: Gạo xuất khẩu Việt Nam hiện cao nhất thế giới

Thị trường gạo trong nước

Trong tháng 11/2020, chỉ số giá gạo FAO trung bình đạt 108,6 điểm, không thay đổi so với tháng trước và cao hơn 6% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, gạo nhật và gạo thơm lần lượt giảm 10,3% và 1,9% xuống 89,7 điểm và 98,1 điểm.

Trong đó, giá gạo 5% tấm của Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ từ mức khoảng 495 USD/tấn vào đầu tháng lên khoảng 498 USD/tấn vào gần cuối tháng. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan có xu hướng tăng mạnh từ 466 USD/tấn lên 480 USD/tấn.

Nguyên nhân chính là nguồn cung từ vụ mới chậm đưa ra thị trường khiến tình trạng khan hiếm làm giảm giá xảy ra. Còn giá gạo Ấn Độ giảm nhẹ từ 373 USD/tấn vào đầu tháng xuống 368 USD/tấn vào gần cuối tháng. Nguyên nhân chính là do đồng rupee có xu hướng giảm giá.

Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng giảm trái chiều trong tháng 11, song nhìn chung giá tăng nhẹ so với tháng 10/2020.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dự kiến tháng 12 và thời gian tới giá gạo sẽ bình ổn trở lại, do nguồn cung từ vụ Thu – Đông đang vơi dần và cung từ lúa Đông Xuân sẽ bắt đầu từ 1 đến 2 tháng tới.

2512-thitruonggao2112
Ảnh minh họa

Thị trường gạo thế giới

1. Sản xuất – Tiêu thụ

Trong tháng 11, sản lượng sản xuất gạo thế giới 42,37 triệu tấn, tăng 1,54% so với cùng kì, theo FAO.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng sản xuất gạo toàn cầu tháng 11 ước khoảng 41,76 triệu tấn, tăng 1,14% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản xuất gạo toàn cầu tháng 11 đạt 41,95 triệu tấn, tăng 1,41% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo tính toán của FAO, sản lượng tiêu thụ gạo toàn cầu tháng 11 đạt 42,53 triệu tấn, tăng 1,55% so với cùng kỳ 2019. Còn theo IGC ước tính sản lượng tiêu thụ gạo tháng 11 ở mức 41,6 triệu tấn, tăng 0,51%.

2. Tình hình xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Thái Lan: Theo Hiệp hội Xuất khẩu gạo, giá gạo Thái tăng lên mức cao nhất trong tháng 11 do lo ngại về nguồn cung, ngay cả trong bối cảnh nhu cầu yếu. Giá gạo Thái 5% tấm tăng từ 470 – 480 USD/tấn lên 475 – 485 USD/tấn. “Nguồn cung vụ thu hoạch mới vẫn chưa xuất hiện trên thị trường, dẫn tới giá tăng”, theo một thương nhân tại Bangkok cho hay.

Campuchia: Theo Khmer Times, luồng lúa từ Campuchia sang Việt Nam tiếp tục mạnh lên khi nông dân Campuchia đang thu hoạch vụ lúa hiện tại.

Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Thủy sản Campuchia Veng Sakhon cho hay có ngày có tới 22.131 tấn lúa các loại được xuất khẩu sang Việt Nam.

Năm 2019, giá lúa thu mua tại Campuchia giảm xuống còn 0,17 – 0,19 USD/kg và có những giai đoạn không có thương lái tới mua nhưng năm nay, giá lúa tốt, lên tới 0,24 USD/kg. Việt Nam hiện là một trong những khách hàng lớn của xuất khẩu lúa từ Campuchia, nhưng phần lớn hoạt động xuất khẩu không có ghi nhận rõ ràng và một số được thực hiện qua kênh buôn lậu.

Bên cạnh xuất khẩu lúa sang các nước láng giềng, Campuchia cũng xuất khẩu gạo thành phẩm trực tiếp ra thị trường quốc tế. Theo Liên đoàn Gạo Campuchia (CRF), Campuchia đã xuất khẩu 536.302 tấn gạo thành phẩm trong 10 tháng đầu năm 2020, tăng 17,11% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo thành phẩm lớn nhất của Campuchia, chiếm thị phần 36%. 27 nước thị trường EU chiếm 32%, 6 nước thành viên ASEAN chiếm 13%, 10 nước tại châu Phi chiếm 9%, các nước châu Á – châu Đại dương chiếm 6%, và các nước Bắc Mỹ, châu Á – Trung Đông chiếm 2% còn lại. Trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo thành phẩm của Campuchia đạt 366,44 triệu USD, tăng gần 47 triệu USD, tương đương 15% so với cùng kỳ năm 2019.

Ấn Độ: Trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Ấn Độ tăng vọt 43% so với cùng kỳ năm 2019 do người mua ưu tiên đặt hàng nguồn gạo từ Ấn Độ có giá thấp hơn để tăng cường tích trữ sau khi hàng loạt các nhà xuất khẩu gạo lớn khác phải giảm xuất khẩu do hạn hán, theo dữ liệu chính thức từ Ấn Độ.

Xuất khẩu gạo từ Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tăng, có thể kìm hãm giá gạo trên thị trường quốc tế, giảm bớt tồn kho cao tại Ấn Độ khiến chính phủ nước này giới hạn khả năng thu mua từ nông dân.

Trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo Ấn Độ đạt 11,95 triệu tấn, tăng từ mức 8,34 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2019, theo dữ liệu công bố từ Bộ Thương mại Ấn Độ. Xuất khẩu gạo non-basmati tăng tới 61% trong cùng kỳ so sánh lên 7,6 triệu tấn sau khi giá gạo tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, tăng vọt, khiến gạo Ấn Độ trở nên hết sức hấp dẫn trên thị trường thế giới, theo một nhà xuất khẩu tại Mumbai. Xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ tăng 20% lên 4,36 triệu tấn nhờ Iraq tăng mua, theo dữ liệu chính thức cho thấy.

Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo non-basmati sang Bangladesh, Nepal, Benin và Senegal, và xuất khẩu gạo basmati sang Iran, Saudi Arabia và Iraq. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2020 có thể tăng tới 42% so với năm 2019 lên mức cao kỉ lục 14 triệu tấn, theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ ước tính.

Nhập khẩu

Trung Quốc: Theo Reuters, các quan chức ngành công nghiệp Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu gạo Ấn Độ lần đầu tiên sau ít nhất ba thập kỷ. Động thái này xảy ra khi nguồn cung gạo từ Thái Lan, Myanmar và Việt Nam bị thắt chặt và giá gạo giảm mạnh bất chấp căng thẳng chính trị vẫn đang tiếp diễn giữa hai nước.

Bangladesh: Đầu tuần cuối tháng 11, cơ quan chịu trách nhiệm về ngũ cốc Bangladesh đã tổ chức đợt đấu thầu quốc tế để mua 50.000 tấn gạo, đợt đấu thầu nhập khẩu gạo đầu tiên của nước này trong 3 năm giữa bối cảnh nguồn cung nội địa suy yếu và giá gạo nội địa tăng vọt. Hạn chót nhận hồ sơ chào giá là 26/11 với hiệu lực đến ngày 10/12.

Gạo nhập khẩu theo đợt đấu thầu này sẽ được giao trong vòng 40 ngày kể từ khi kí hợp đồng, theo văn bản quy định đấu thầu cho hay. Bangladesh có kế hoạch nhập khẩu 300.000 tấn gạo giữa bối cảnh sản lượng gạo nội địa giảm do lũ lụt nghiêm trọng.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm